Việc dùng máy in date để in mã vạch lên trên các loại bao bìa sản phẩm cần sản xuất nhằm chứa được nhiều thông tin về sản phẩm như mã sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa khi đưa ra thị trường.
Nhờ máy in date mã vạch, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi sản phẩm trong chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất, lưu kho đến bán hàng.
Điều này giúp kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho quá mức, đồng thời giúp phát hiện hàng giả, hàng nhái, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
I. Các loại máy in date thường được dùng để in mã vạch
Trên thị trường có nhiều phương thức để làm mã vạch, trong số đó sử dụng các loại máy in date có công nghệ in khác nhau sau đây
1. Máy in nhiệt trực tiếp
2. Máy in nhiệt gián tiếp
-
Ưu nhược điểm:
-
Ưu điểm: In ấn sắc nét, bền màu, chịu được độ ẩm, nhiệt độ cao, thích hợp với nhiều loại tem nhãn.
-
Nhược điểm: Giá thành cao hơn máy in nhiệt trực tiếp, yêu cầu sử dụng thêm ribbon mực.
-
Thích hợp cho việc in tem nhãn chất lượng cao, cần độ bền lâu, sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt (như tem nhãn sản phẩm, tem nhãn dược phẩm).
3. Máy in date laser:
II. Các bước sử dụng máy in date để in mã vạch
Để in date mã vạch, bạn cần sử dụng phần mềm in mã vạch chuyên dụng. Phần mềm này cho phép bạn thiết kế mã vạch, lựa chọn loại mã vạch phù hợp, kết nối máy in với máy tính và in ấn tem nhãn. Hiện nay, có nhiều phần mềm in mã vạch miễn phí hoặc trả phí với các tính năng khác nhau.
-
Thiết kế mã vạch: Sử dụng phần mềm in mã vạch để thiết kế mã vạch, nhập thông tin sản phẩm cần mã hóa. Phần mềm sẽ tự động tạo ra các thanh và khoảng trống theo chuẩn mã vạch đã chọn (UPC, EAN, QR Code...).
-
Kết nối máy in với máy tính: Hầu hết máy in date mã vạch hiện nay đều hỗ trợ kết nối USB. Bạn cần sử dụng cáp USB để kết nối máy in với máy tính. Ngoài ra, một số máy in có thể kết nối mạng (LAN) hoặc kết nối không dây (Wi-Fi) để in ấn từ xa.
-
Cài đặt và sử dụng phần mềm in: Sau khi kết nối máy in với máy tính, bạn cần cài đặt phần mềm in mã vạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phần mềm thường có giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Bạn có thể tùy chỉnh kích thước tem nhãn, số lượng bản in, lựa chọn loại tem nhãn phù hợp.
-
Kiểm tra và in ấn: Trước khi in hàng loạt, bạn nên in thử một vài tem nhãn để kiểm tra chất lượng in ấn, độ chính xác của mã vạch. Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh các cài đặt in ấn trong phần mềm.
III. Lời khuyên lựa chọn máy in date mã vạch phù hợp
Việc lựa chọn máy in date mã vạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu in ấn, ngân sách, môi trường sử dụng.
-
Chủ kinh doanh in ấn số lượng tem nhãn lớn, đòi hỏi chất lượng cao có thể lựa chọn máy in nhiệt gián tiếp hoặc máy in laser.
-
Cơ sở sản xuất sản phẩm in ấn số lượng tem nhãn ít, sử dụng trong thời gian ngắn có thể lựa chọn máy in nhiệt trực tiếp.
- Đối với doanh nghiệp cần quản lý hàng hóa phức tạp, yêu cầu theo dõi chi tiết sản phẩm từ xa thì ngoài dùng máy in date còn có thể cân nhắc sử dụng máy in RFID.
Có thể thấy rằng nhờ khả năng in ấn chính xác, tự động và tích hợp dữ liệu, máy in date mã vạch mang đến giải pháp toàn diện. Bạn hãy tham khảo thêm thông tin thiết bị này thông qua số hotline 093.345.5566 để được nhân viên giỏi chuyên môn tư vấn cụ thể nhé.