Bạn đang có nhu cầu tìm mua máy dán nhãn chai lọ, bao bì? Tuy nhiên chưa biết loại nào phù hợp. Tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây.
Việc xác định đúng nhu cầu sử dụng là bước quan trọng để chọn mua được sản phẩm phù hợp. Trước khi mua máy dán nhãn, bạn nên xem xét cẩn thận các khía cạnh khác nhau của quá trình sản xuất và dán nhãn bao gồm:
1.1 Bạn cần dán nhãn loại sản phẩm gì? Đó là chai, túi hay thùng carton? Chất liệu của chúng là gì? Chai nhựa, thủy tinh, túi nilong, túi bạc…Bề mặt phẳng, dẹp hay tròn? Dán nhãn ở đâu trên sản phẩm? Quanh chai, bên trên hay đáy chai? Dán một mặt hay hai mặt? Sản phẩm nhỏ nhất và lớn nhất cần dán nhãn là gì?
Hầu hết các loại máy dán nhãn được thiết kế để có thể dán được cho nhiều loại chai lọ, bao bì với kích thước khác nhau. Tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với 1 số loại chai lọ, bao bì cụ thể. Ví dụ, một số máy dán nhãn chai tròn được thiết kế phù hợp để dán nhãn chai tròn, trong khi một số máy dán nhãn chai khác được thiết kế để dán nhãn chai vuông, dẹp
1.2 Loại nhãn mà doanh nghiệp sử dụng?
Có 3 loại nhãn chính là nhãn decal, nhãn hồ keo và nhãn co. Trong đó nhãn decal được sử dụng phổ biến nhất.
Mỗi loại nhãn sẽ cần sử dụng 1 máy dán nhãn khác nhau, cụ thể:
Sử dụng nhãn decal chọn mua các loại máy dán nhãn decal
Sử dụng nhãn hồ keo nên mua loại máy dán nhãn hồ keo
Sử dụng nhãn co nên mua máy phóng nhãn màng co
1.3 Kích thước nhãn doanh nghiệp sử dụng?
Các thông số về kích thước nhãn cần quan tâm bao gồm: Chiều dài nhãn, chiều rộng nhãn, đường kính bên trong và bên người cuộn nhãn. Cần đảm bảo các thông số này phù hợp với thông số kỹ thuật cho phép của máy.
1.4 Số lượng dán nhãn trung bình một ngày của bạn là bao nhiêu?
Nếu số lượng dán nhãn lớn, nên chọn các dòng máy dán nhãn tự động. Ngược lại, nếu số lượng vừa phải, hoặc ít thì nên ưu tiên chọn các sản phẩm bán tự động hoặc cầm tay. Chọn máy có công suất phù hợp giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư ban đầu, vượt quá công suất là một sự lãng phí không cần thiết.
Lưu ý: Cần phải xem xét nhu cầu sản xuất hiện tại kết hợp với dự báo tăng trưởng trong 1 vài năm tiếp theo của cơ sở sản xuất để chọn loại máy dán nhãn có công suất phù hợp.
Đây là khía cạnh quan trọng khác của máy dán nhãn mà bạn cần phải xem xét để đảm bảo thiết bị vận hành trơn tru, mang loại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng đúng, đủ nhu cầu sản xuất.
Các thông số kỹ thuật máy dán nhãn cần lưu ý là:
Kích thước nhãn phù hợp: chiều dài và chiều rộng của nhãn
Đường kính trong cuộn nhãn
Đường kính ngoài cuộn nhãn
Độ chính xác
Tốc độ dán nhãn
Kích thước sản phẩm áp dụng
Kích thước máy
Trọng lượng máy
Thiết bị dán nhãn là một khoản đầu tư lớn không nên xem nhẹ, nó được sử dụng gần như hàng ngày trong nhiều năm. Lời khuyên chúng tôi có thể đưa ra ở đây là bạn nên chọn các nhà cung cấp có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, có thể hướng dẫn, hỗ trợ sửa chữa, khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành.
VITEKO là công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt máy móc, dây chuyền sản xuất trong đó có máy dán nhãn. Nếu bạn đang tìm kiếm thiết bị dán nhãn, vui lòng liên hệ với VITEKO qua số hotline: 093.345.5566, các kỹ sư của chúng tôi sẽ đề xuất dòng máy phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Chúng tôi không chỉ cung cấp thiết bị chất lượng, chúng tôi lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi đưa ra lời khuyên, tìm cách tiếp cận tốt nhất, đề xuất thiết bị tiết kiệm chi phí nhất mà không làm giảm chất lượng.
Tham khảo các mẫu máy dán nhãn được lắp đặt sẵn ở bên dưới. Ngoài ra VITEKO có thể cung cấp các thiết bị được chế tạo theo nhu cầu tùy chỉnh của khách hàng để xử lý nhiều loại ứng dụng nhãn khác nhau.
Máy dán nhãn là thiết bị được sử dụng để phân phát và dán tem nhãn lên các loại chai lọ, bao bì sản phẩm. Chúng được sử dụng rộng rải trong các nghành dược phẩm, đồ uống, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm,...
Việc sử dụng máy dán nhãn giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể chúng giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí lao động và thời gian làm việc
Sử dụng máy dán nhãn đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dán nhãn thủ công truyền thống. Với ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh và chính xác, các sản phẩm tem nhãn khi dán lên rất đều và thẳng, tính thẩm mỹ cao.
Vận hành đơn giản, việc học cách sử dụng không quá khó khăn. Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và vận hành được. Máy dán nhãn chỉ cần 1 hoặc 2 người vận hành (tùy vào mức độ tự động hóa của nó) giúp tiết kiệm được tối đa chi phí cho nhân công.
Một máy dán nhãn là tập hợp của các bộ phận khác nhau. Tất nhiên, chúng ta không thể thảo luận về tất cả các bộ phận của máy. Tuy nhiên, trọng tâm chính sẽ bao gồm các phần:
Hệ thống cấp liệu: Tác dụng cấp sản phẩm vào máy
Hệ thống dán nhãn: Thực hiện chức năng dán nhãn vào sản phẩm.
Bảng điều khiển màn hình cảm ứng: Cho phép bạn thay đổi, điều chỉnh các thông số của quá trình dán nhãn.
Hệ thống truyền động: Bao gồm động cơ, băng tải và con lăn. Tác dụng di chuyển nhãn và sản phẩm từ điểm này sang điểm khác của máy.
Hệ thống điều khiển PLC: Đảm bảo các bộ phận chuyển động, phối hợp đúng đắn để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nó, phục vụ chức năng dán tem nhãn của máy dán nhãn
Nguyên lý hoạt động của máy dán tem nhãn trải qua 3 giai đoạn, bắt đầu từ hệ thống cấp liệu cho đến giai đoạn cuối cùng. Cụ thể:
Giai đoạn 1 – Cấp sản phẩm vào máy
Dưới tác dụng của hệ thống cấp liệu và hệ thống truyền động, sản phẩm sẽ được di chuyển bằng một băng chuyền đến khu vực dán nhãn.
Giai đoạn 2 – Tiến hành dán nhãn
Hệ thống dán nhãn sẽ tiến hành dán nhãn vào sản phẩm theo các công số đã được cài đặt trước đó ở bảng điều khiển.
Giai đoạn 3 – Di chuyển sản phẩm khỏi máy
Sau khi đã được dán nhãn xong, sản phẩm sẽ được di chuyển ra khỏi thiết bị dán nhãn để thực hiện các công đoạn đóng gói tiếp theo.
Có rất nhiều máy dán tem nhãn có sẵn trên thị trường, cụ thể:
Máy dán tem nhãn được chia làm 3 loại chính là:
Đây là dòng máy dán nhãn vận hành thủ công, có thể sử dụng để dán nhãn chai, lọ, bao bì. Chúng có giá thành thấp, tuy nhiên công suất nhỏ, chỉ phù hợp với các đơn vị kinh doanh sản xuất quy mô hộ gia đình.
Máy dán nhãn bán tự động
Máy dán nhãn bán tự động tốt hơn máy thủ công. Chúng thường có tính năng có thể kích hoạt chỉ bằng cách sử dụng một công tắc bố trí ở chân hoặc tay. Sản phẩm được thiết kế khá nhỏ gọn, phù hợp để dán nhãn các loại bao bì, chai lọ khác nhau với công suất vừa phải, phù hợp với các đơn vị sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Máy dán nhãn tự động
Máy dán nhãn tự động là thiết bị dán nhãn có tính tự động hóa cao, phù hợp với đơn vị sản xuất có nhu cầu dán nhãn quy mô lớn. Chúng dễ dàng tích hợp vào bất kỳ dây chuyền đóng gói nào. Máy có thể dán một mặt hoặc hai mặt sản phẩm, cho phép dán tem nhãn một cách nhanh chóng và chính xác.
Theo quy cách dán nhãn, máy dán tem nhãn được chia thành máy dán nhãn mặt phẳng, máy dán nhãn bên, máy dán nhãn góc và máy dán nhãn bao quanh.
Máy dán nhãn mặt phẳng: Được sử dụng để dán nhãn bề mặt trên của sản phẩm như nắp, hộp, thùng giấy, túi…
Máy dán nhãn bên: Sử dụng để dán nhãn ở mặt bên của chai lọ như chai nước giải khát, nước lọc, mỹ phẩm. Mặt bên có thể phẳng hoặc cong, có thể dán một mặt hoặc 2 mặt tùy loại máy.
Máy dán nhãn góc: Thường được sử dụng để dán nhãn lên hai bề mặt liền kề để tránh giả mạo.
Máy dán nhãn bao quanh: Hoạt động bằng cách lăn nhãn qua bề mặt sản phẩm, được sử dụng phổ biến để dán nhãn các loại chai tròn. Máy có thể dán một mặt hoặc 2 mặt tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Theo loại nhãn, máy dán tem nhãn được chia thành: Máy dán nhãn hồ keo, máy dán nhãn decal và máy dán nhãn co rút.
Máy dán nhãn hồ keo: Dán nhãn bằng keo ở dạng lỏng. Máy phù hợp với các loại nhãn giấy, sử dụng rộng rãi cho tất cả các loại chai tròn, lọ, lon, v.v. Cả chai thủy tinh và chai nhựa đều được.
Máy dán nhãn decal: Sử dụng nhãn decal, có thể dán trược tiếp lên sản phẩm mà không cần keo dính.
Máy phóng nhãn màng co: Còn được gọi là máy dán nhãn co rút. Gồm 2 bước, đầu tiên nhãn sẽ được phóng vào chai khi nó di chuyển trên băng tải. Sau đó chai sẽ được truyền qua một máy co màng giúp co nhãn lại vừa khít, không có nếp nhăn.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn được dòng máy dán nhãn phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ với kỹ thuật của chúng tôi qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn trực tiếp.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập