III. Máy dán nhãn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1. Khái niệm
Máy dán nhãn là thiết bị được sử dụng để phân phát và dán tem nhãn lên các loại chai lọ, bao bì sản phẩm. Chúng được sử dụng rộng rải trong các nghành dược phẩm, đồ uống, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm,...
2. Ưu điểm của máy dán nhãn chai lọ, bao bì đối với doanh nghiệp sản xuất
Việc sử dụng máy dán nhãn giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể chúng giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí lao động và thời gian làm việc
Sử dụng máy dán nhãn đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp dán nhãn thủ công truyền thống. Với ưu điểm là tốc độ xử lý nhanh và chính xác, các sản phẩm tem nhãn khi dán lên rất đều và thẳng, tính thẩm mỹ cao.
Vận hành đơn giản, việc học cách sử dụng không quá khó khăn. Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và vận hành được. Máy dán nhãn chỉ cần 1 hoặc 2 người vận hành (tùy vào mức độ tự động hóa của nó) giúp tiết kiệm được tối đa chi phí cho nhân công.
3. Cấu tạo máy dán nhãn
Một máy dán nhãn là tập hợp của các bộ phận khác nhau. Tất nhiên, chúng ta không thể thảo luận về tất cả các bộ phận của máy. Tuy nhiên, trọng tâm chính sẽ bao gồm các phần:
-
Hệ thống cấp liệu: Tác dụng cấp sản phẩm vào máy
-
Hệ thống dán nhãn: Thực hiện chức năng dán nhãn vào sản phẩm.
-
Bảng điều khiển màn hình cảm ứng: Cho phép bạn thay đổi, điều chỉnh các thông số của quá trình dán nhãn.
-
Hệ thống truyền động: Bao gồm động cơ, băng tải và con lăn. Tác dụng di chuyển nhãn và sản phẩm từ điểm này sang điểm khác của máy.
-
Hệ thống điều khiển PLC: Đảm bảo các bộ phận chuyển động, phối hợp đúng đắn để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nó, phục vụ chức năng dán tem nhãn của máy dán nhãn
4. Nguyên lý hoạt động của máy dán tem nhãn
Nguyên lý hoạt động của máy dán tem nhãn trải qua 3 giai đoạn, bắt đầu từ hệ thống cấp liệu cho đến giai đoạn cuối cùng. Cụ thể:
Giai đoạn 1 – Cấp sản phẩm vào máy
Dưới tác dụng của hệ thống cấp liệu và hệ thống truyền động, sản phẩm sẽ được di chuyển bằng một băng chuyền đến khu vực dán nhãn.
Giai đoạn 2 – Tiến hành dán nhãn
Hệ thống dán nhãn sẽ tiến hành dán nhãn vào sản phẩm theo các công số đã được cài đặt trước đó ở bảng điều khiển.
Giai đoạn 3 – Di chuyển sản phẩm khỏi máy
Sau khi đã được dán nhãn xong, sản phẩm sẽ được di chuyển ra khỏi thiết bị dán nhãn để thực hiện các công đoạn đóng gói tiếp theo.
IV. Các loại máy dán nhãn phổ biến hiện nay
Có rất nhiều máy dán tem nhãn có sẵn trên thị trường, cụ thể:
1. Căn cứ vào mức độ tự động hóa
Máy dán tem nhãn được chia làm 3 loại chính là:
Máy dán nhãn cầm tay
Đây là dòng máy dán nhãn vận hành thủ công, có thể sử dụng để dán nhãn chai, lọ, bao bì. Chúng có giá thành thấp, tuy nhiên công suất nhỏ, chỉ phù hợp với các đơn vị kinh doanh sản xuất quy mô hộ gia đình.
Máy dán nhãn bán tự động
Máy dán nhãn bán tự động tốt hơn máy thủ công. Chúng thường có tính năng có thể kích hoạt chỉ bằng cách sử dụng một công tắc bố trí ở chân hoặc tay. Sản phẩm được thiết kế khá nhỏ gọn, phù hợp để dán nhãn các loại bao bì, chai lọ khác nhau với công suất vừa phải, phù hợp với các đơn vị sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
Máy dán nhãn tự động
Máy dán nhãn tự động là thiết bị dán nhãn có tính tự động hóa cao, phù hợp với đơn vị sản xuất có nhu cầu dán nhãn quy mô lớn. Chúng dễ dàng tích hợp vào bất kỳ dây chuyền đóng gói nào. Máy có thể dán một mặt hoặc hai mặt sản phẩm, cho phép dán tem nhãn một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Căn cứ vào quy cách dán nhãn
Theo quy cách dán nhãn, máy dán tem nhãn được chia thành máy dán nhãn mặt phẳng, máy dán nhãn bên, máy dán nhãn góc và máy dán nhãn bao quanh.
-
Máy dán nhãn mặt phẳng: Được sử dụng để dán nhãn bề mặt trên của sản phẩm như nắp, hộp, thùng giấy, túi…
-
Máy dán nhãn bên: Sử dụng để dán nhãn ở mặt bên của chai lọ như chai nước giải khát, nước lọc, mỹ phẩm. Mặt bên có thể phẳng hoặc cong, có thể dán một mặt hoặc 2 mặt tùy loại máy.
-
Máy dán nhãn góc: Thường được sử dụng để dán nhãn lên hai bề mặt liền kề để tránh giả mạo.
-
Máy dán nhãn bao quanh: Hoạt động bằng cách lăn nhãn qua bề mặt sản phẩm, được sử dụng phổ biến để dán nhãn các loại chai tròn. Máy có thể dán một mặt hoặc 2 mặt tùy theo nhu cầu của khách hàng.
3. Căn cứ theo loại nhãn dán
Theo loại nhãn, máy dán tem nhãn được chia thành: Máy dán nhãn hồ keo, máy dán nhãn decal và máy dán nhãn co rút.
-
Máy dán nhãn hồ keo: Dán nhãn bằng keo ở dạng lỏng. Máy phù hợp với các loại nhãn giấy, sử dụng rộng rãi cho tất cả các loại chai tròn, lọ, lon, v.v. Cả chai thủy tinh và chai nhựa đều được.
-
Máy dán nhãn decal: Sử dụng nhãn decal, có thể dán trược tiếp lên sản phẩm mà không cần keo dính.
-
Máy phóng nhãn màng co: Còn được gọi là máy dán nhãn co rút. Gồm 2 bước, đầu tiên nhãn sẽ được phóng vào chai khi nó di chuyển trên băng tải. Sau đó chai sẽ được truyền qua một máy co màng giúp co nhãn lại vừa khít, không có nếp nhăn.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn được dòng máy dán nhãn phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn thêm bạn có thể liên hệ với kỹ thuật của chúng tôi qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn trực tiếp.