Tư vấn kỹ thuật

093.345.5566

Bảo hành - Bảo trì

091.897.6655

Khiếu nại

093.345.5566
0

Nước giếng khoan nhiễm sắt? Tác hại và cách xử lý nước nhiễm sắt tốt nhất hiện nay.

Ngày đăng: 15/08/2023 - Cập nhật: 15/08/2023 6.379 lượt xem

I.Nước giếng khoan nhiễm sắt và tiêu chuẩn hàm lượng sắt trong nước sinh hoạt

Nước nhiễm sắt là tình trạng hàm lượng kim loại sắt trong nước giếng cao, vượt quá mức cho phép. Các ion Sắt hòa tan trong nước ( Fe2+, FeSO4, Fe(HCO3)2 khiến cho nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh khó chịu. Khi để lâu ngoài không khí các ion Sắt hòa tan Fe2+ sẽ chuyển hóa thành ion Sắt Fe3+ dạng keo, khiến nước bị đục và có màu nâu đỏ.

Về tiêu chuẩn hàm lượng sắt trong nước sinh hoạt

  • Theo QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt,  Hàm lượng sắt tối đa trong nước không được vượt quá 0,5 mg/L.

  • Theo QCVN 6-1: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, hàm lượng sắt tối đa trong nước ăn uống không được vượt quá 0,3 mg/L.

Trong nước ngầm tự nhiên luôn tồn tại một lượng sắt nhất định, nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm thổ nhưỡng của từng vùng miền. Ở Việt Nam, do đặc tín thổ nhưỡng hầu hết các nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng đều bị nhiễm sắt. Đây là thực trạng rất đáng báo động vì sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sắt lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

II.Nguyên nhân gây ô nhiễm sắt trong nước ngầm

Tình trạng ô nhiễm sắt trong nước ngầm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Đối với mạch nước ngầm, nước thải từ các mỏ trong quá trình khai thác khoáng sản ngấm vào mặt nước ngầm, chúng theo mặt nước ngầm di chuyển đến các khu vực khác khiến nước bị nhiễm sắt.

  • Nước thải từ rác thải rắn được chôn cất không đúng quy trình, không được xử lý đúng cách dẫn đến các chất ô nhiễm (trong đó có sắt) ngấm vào mặt nước ngầm trong lòng đất.

  • Do đặc tín thổ nhưỡng, đất ở một số khu vực có chứa một lượng lớn sắt, quặng kim loại. Khi nước mưa thấp vào đất sẽ mang theo các kim loại nặng này đến các mặt nước ngầm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sắt trong nước ngầm.

 

III.Hướng dẫn nhận biết nước nhiễm sắt

Để biết nguồn nước có bị nhiễm sắt hay không, bạn có thể thực  hiện dễ dàng thông qua 3 cách sau:

  • Nhận biết bằng cảm quan: Nguồn nước bị nhiễm sắt thường có mùi tanh hôi. Khi để nước trong chậu khoảng từ 10-30 phút, nước bắt đầu chuyển sang màu vàng đục, nổi váng.

  • Thử bằng nhựa chuối: Đổ một ít nước vào cốc, sau đó một ít nhựa chuối. Nếu cốc nước ngả màu đậm thì nguồn nước nhiễm sắt.

  • Thử bằng nước chè: Đổ một cốc nước chè và nước giếng lại với nhau, nếu nước chuyển màu tím đen thì chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm sắt nặng.
     

    nước nhiễm sắt khiên nước chè chuyển sang màu đen
    Nước nhiễm phèn sắt khiến nước chè chuyển sang màu đen.

     

  • Kiểm tra thông qua các vật dụng trong gia đình: Các hiện tượng như quần áo bị ố vàng, dụng cụ khác bị ố màu nâu đỏ…
     

     

IV.Tác hại của nước nhiễm sắt

Sử dụng nước nhiễm sắt trong một thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đế sức khỏe, khiến hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể tăng cao, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm như: suy gan, các bệnh liên quan đến tim mặt, các vấn đề về dạ dày, bệnh về da…làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, ung thư.
 

 

Nước nhiễm sắt cũng gây ra các tác động xấu đến đời sống sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình. Chúng để lại vết bẩn đỏ gạch trên các vật dụng như thau, chậu, vòi nước, quần áo, bát đĩa, bồn rửa...

V. 8 Cách xử lý nước nhiễm sắt tốt nhất hiện nay

1.Phương pháp lắng

Xử lý nước nhiễm sắt bằng phương pháp lắng là cách cách tăng hàm lượng oxy cho nước, tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+ (dạng kết tủa) để lắng xuống đáy bể. Sau khi các phản ứng hóa học xảy ra thì hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ nhờ quá trình lọc

Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt này được thực hiện bằng cách phun nước ngầm thành các hạt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với không khí, nhờ vậy nước sẽ hấp phụ O2 có trong không khí.  Phản ứng oxy hóa sắt diễn ra theo phương trình: 4Fe(HCO3)2 + O2 +2H2O = 4Fe(OH)3 + 8CO2. Để phẩn ứng oxy hóa sắt xảy ra nhanh và triệt để thì nước phải có độ pH trong khoảng 7 - 7,5.

2.Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng hóa chất

Đây được xem là phương pháp khử sắt trong nước giếng khoan dựa theo phương pháp lọc kết tủa của sắt. Hóa chất dùng để xử lý sắt thường là các chất oxy hóa mạnh như Cl2, KMnO4,O3…Các chất này khi thêm vào nước tạo phản ứng kết tủa sắt,

  • 2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3 ↓ + 2Cl- + 6H+

  • 3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3 ↓ + MnO2 + K+ + 5H+

Kết tủa sau đó được lọc để loại bỏ khỏi nước.
 

hóa chất dùng trong xử lý nước nhiễm sắt

 

3.Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp

Hòa tro bếp vào nguồn nước bị nhiễm sắt theo liều lượng 5-10g/l. Để nước lắng trong vòng 15 phút, sau đó tiến hành lọc nước. Phương pháp này dễ thực hiện, tuy nhiên nó chỉ phù hợp để áp dụng tức thời, không thể dùng xử lý lâu dài. Bên cạnh đó tro bếp chỉ có khả năng xử lý sơ bộ, không có khả năng xử lý triệt để sắt trong nước.

4.Làm bể lọc nước nhiễm sắt

Bạn có thể xây bể lọc bằng bê tông hoặc sử dụng các thùng chứa bằng nhựa. Trên bể lọc làm giàn phun mưa để tạo điều kiện cho nước tiếp xúc với không khí và Fe2+ chuyển thành Fe3+ dạng keo. Kết tủa dạng keo này sẽ được giữ lại khi nước chảy qua các tầng vật liệu lọc.

Các bể lọc này thường chứa các loại vật liệu lọc nước nước nhiễm sắt chuyên dụng như Cát mangan, Hạt Birm, Mangan Greensand hoặc Filox, than hoạt tính, cát thạch anh, cát vàng…Chúng có tác dụng chính là loại bỏ sắt khỏi nước.

các lớp vật liệu xử lý nước nhiễm sắt


Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách lọc nước bằng cát sỏi đơn giản, hiệu quả.

5.Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng

Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng cách làm thoáng được thực hiện bằng cách bổ sung oxy vào nước thông qua việc sục khí Ozone. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Trong điều kiện này Fe2+ sẽ được oxy hóa thành Fe3+ tiến hành quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3. Kết tủa sau đó được loại bỏ một cách dễ dàng thông qua quá trình pháp lọc.

6.Xử lý nước nhiễm sắt bằng công nghệ lọc ngược – RO

Màng lọc RO với khe lọc siêu nhỏ 0,0001 micron không chỉ có khả năng xử lý sắt mà còn có thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc khác có trong nước. Tạo nước tinh khiết có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng nước trong gia đình bạn có thể chọn các máy lọc nước RO công nghiệp hoặc các dòng máy có công suất nhỏ hơn.

7.Khử nước nhiễm sắt bằng vôi

Vôi được cho vào nước để làm tăng độ pH. Độ pH tăng cao là điều kiện lý tưởng để oxy hóa Fe 2+ trong nước thành Fe 3+. Chất kết tủa này sau đó để lắng và loại bỏ khỏi nước. Phương pháp khử nước nhiễm sắt bằng vôi thường được sử dụng phổ biến trong các nhà máy xử lý nước để loại bỏ sắt khỏi nước mặt và nước ngầm.

8.Sử dụng các hệ thống lọc nước giếng khoan xử lý nước nhiễm sắt

Đây là hệ thống xử lý nước được các công ty có chuyên môn thiết kế, lắp đặt để xử lý sắt và các chất ô nhiễm khác có trong nước. Các hệ thống này thường được cấu tạo từ các cột lọc composite hoặc cột lọc inox chứa các vật liệu lọc được chuyên dụng. Chúng được thiết kế cá nhân hóa để phù hợp với từng nguồn nước ô nhiễm nhất định.
 

hệ thống xử lý nước nhiễm sắt
Thiết bị lọc nước giếng khoan xử lý nước nhiễm phèn sắt hiệu quả

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả.

VITEKO chuyên thiết kế các hệ thống lọc nước giếng khoan, xử lý toàn diện các vấn đề của nước. Nước sau khi lọc cam kết đạt chuẩn Bộ Y Tế. Tìm hiểu thêm:

✍️TOP 15+ Hệ Thống Lọc Nước Giếng Khoan Chất Lượng, Giá Tốt Nhất Tại VITEKO

Nếu bạn cần giải đáp các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, hãy liên hệ với kỹ thuật của chúng tôi qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết
0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

VITEKO cam kết bảo mật số điện thoại của bạn

Gửi bình luận

TƯ VẤN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Xem tất cả

Asen là gì? Tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiễm Asen (thạch tín)

Ở Việt Nam, nước ở nhiều khu vực có hàm lượng asen vượt quá mức quy đình. Đây là chất vô cùng độc hại, việc uống nước có chứa asen lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết, và xử lý nước nhiễm asen. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07:17 16/08/2023 1.694 lượt Xem

Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà. Đầy đủ các bước.

Bạn có thể tự làm bể lọc nước giếng khoan cho cả ngôi nhà của mình để tiết kiệm tiền không, và nếu có thì làm thế nào? Những gì bạn nên xem xét và chuẩn bị? Nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết “cách tự làm bể lọc nước giếng khoan” dưới đây.
07:04 16/08/2023 5.795 lượt Xem

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và xử lý.

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng VITEKO tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như giải pháp để xử lý nước nhiễm chì qua bài viết sau đây.
06:57 16/08/2023 1.071 lượt Xem

Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng. Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và xử lý

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng Viteko tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như xử lý nước nhiễm kim loại qua bài viết dưới đây.
06:48 16/08/2023 11.724 lượt Xem

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Nước để có thể uống trực tiếp phải là nguồn nước sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tiêu chuẩn này có sự khác nhau ở một số nước. Tại Việt Nam, các nguồn nước uống trực tiếp phải đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế QCVN 6-1:2010/BYT. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này ở bài viết bên dưới.
06:39 16/08/2023 369 lượt Xem

Nước nhiễm Mangan – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

Tình trạng nước nhiễm mangan khá phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng nước bị nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về nguồn nước bị nhiễm mangan cũng như cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.
06:25 16/08/2023 1.192 lượt Xem