Hãy tìm hiểu vai trò của máy dán nhãn trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp tăng năng suất, đảm bảo thông tin sản phẩm chính xác và tuân thủ các quy định trong sản xuất ngay dưới bài viết này.
Việc dán nhãn thủ công có nhiều hạn chế đó là tốn thời gian, dễ dẫn đến sai sót về mặt chất lượng và tính nhất quán. Hơn nữa, dán nhãn thủ công đòi hỏi nhiều nhân công, làm tăng chi phí sản xuất.
Vì vậy, các dòng máy dán tem nhãn ra đời chính là giải pháp khắc phục những hạn chế này. Chúng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
I. Máy dán nhãn lên những bề mặt loại bao bì thực phẩm nào?
Máy dán nhãn tự động có khả năng dán nhãn lên nhiều loại bề mặt sản phẩm thực phẩm khác nhau, bao gồm:
-
Mặt phẳng: Dễ dàng dán nhãn lên các bề mặt trên, mặt bên của hộp giấy, khay đựng thực phẩm. Tìm hiểu thêm về: Máy dán nhãn mặt phẳng
-
Mặt cong: Một số loại máy dán nhãn được thiết kế chuyên dụng để dán nhãn lên các bề mặt cong của chai lọ, hũ đựng thực phẩm. Tìm hiểu thêm về: Máy dán nhãn chai tròn
-
Bao bì dạng túi: Có thể dán nhãn chính xác và chắc chắn lên bề mặt của các loại túi đựng thực phẩm như cà phê, tương ớt, sốt mayonnaise,…
-
Mặt trơn (chai thủy tinh): Sử dụng keo dán chuyên dụng để dán nhãn lên các bề mặt trơn nhẵn như chai thủy tinh đựng nước mắm, nước ngọt.
-
Mặt gồ ghề (hộp giấy): Đối với các bề mặt gồ ghề nhẹ như hộp giấy carton, máy dán nhãn vẫn có thể hoạt động hiệu quả nhờ vào hệ thống áp lực dán chính xác.
-
Mặt có độ ẩm cao (chai nước đá): Một số loại máy dán nhãn được thiết kế đặc biệt để dán nhãn lên các sản phẩm có bề mặt ẩm ướt như chai nước đá, chai nước suối lạnh.
II. Lựa chọn máy dán nhãn phù hợp cho ngành thực phẩm
Việc lựa chọn máy dán nhãn phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
-
Năng suất sản xuất: Doanh nghiệp cần xác định quy mô sản xuất thực phẩm của mình để lựa chọn máy dán nhãn có tốc độ dán nhãn phù hợp.
-
Loại hình và kích thước sản phẩm: Tùy thuộc vào loại hình và kích thước sản phẩm cần dán nhãn, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại máy dán nhãn chuyên dụng hoặc máy dán nhãn đa năng.
-
Loại tem nhãn sử dụng : Chất liệu, kích thước và hình dạng của tem nhãn cũng là yếu tố cần cân nhắc khi chọn máy dán nhãn.
-
Ngân sách: Giá thành của máy dán nhãn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính năng, thương hiệu, năng suất. Doanh nghiệp cần xác định ngân sách đầu tư để lựa chọn máy dán nhãn phù hợp.
-
Thương hiệu và dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp máy dán nhãn: Nên lựa chọn máy dán nhãn từ các thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm sản xuất máy móc chất lượng cao. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu mãi tốt, bao gồm bảo hành, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
III. Chi phí đầu tư của máy dán nhãn tự động trong ngành thực phẩm
Giá thành của máy dán nhãn tự động trong ngành thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:
- Tính năng: Máy dán nhãn có nhiều tính năng khác nhau, chẳng hạn như tốc độ dán nhãn, khả năng dán nhãn lên nhiều loại bề mặt sản phẩm, tính năng in ấn trực tiếp. Thông thường, thiết bị dán nhãn có nhiều tính năng sẽ có giá thành cao hơn.
- Thương hiệu: Các thương hiệu máy dán nhãn uy tín, có tên tuổi trên thị trường thường có giá thành cao hơn so với các thương hiệu ít tên tuổi.
- Năng suất: Máy dán nhãn có năng suất dán nhãn cao sẽ có giá thành cao hơn so với máy dán nhãn có năng suất thấp.
Tuy nhiên, nhìn chung, giá thành của máy dán nhãn tự động trong ngành thực phẩm có thể dao động từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Khách hàng muốn biết mức giá chính xác, thì có thể liên hệ trực tiếp VITEKO qua số 093.345.5566 để báo giá chi tiết.
Xem thêm:
Tham khảo thêm các thiết bị máy móc thường được mua cùng