Tư vấn kỹ thuật

093.345.5566

Bảo hành - Bảo trì

091.897.6655

Khiếu nại

093.345.5566
0

Nước giếng khoan có sạch không? Tác hại và hướng dẫn chi tiết các cách xử lý nước giếng khoan hiệu quả.

Nước giếng khoan có sạch không? Uống nước giếng khoan có tốt không? Các cách kiểm tra và xử lý nước giếng khoan hiệu quả? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết bên dưới.
Ngày đăng: 15/08/2023 - Cập nhật: 15/08/2023 2.115 lượt xem

Một số thành phần chính có trong nước giếng khoan gồm:

các thành phần chính có trong nước giếng
Các thành phần chính có trong nước giếng khoan

 

  • Độ pH của nước giếng khoan: Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước giếng khoan. Khi pH = 7 nước giếng có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước giếng có tính kiềm.

  • Độ cứng của nước: Biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước giếng khoan.

  • Các hóa chất, hợp chất hữu cơ: Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của con người thải ra vô số các hóa chất độc hại. Các hóa chất này không được xử lý ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.

  • Vi khuẩn: Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform hoặc thậm chí tệ hơn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như là tả, lỵ, thương hàn.

  • Kim loại nặng: Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm : sắt ( phèn ), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm… Nước giếng bị nhiễm kim loại nặng là do đặc tính thổ nhưỡng, hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng hoặc từ các chất thải công nghiệp.

2. Nước giếng khoan có tốt không?

Nước giếng khoan có sạch không? Có nên dùng nước giếng khoan? Uống nước giếng khoan có tốt không? là các câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Câu trả lời cho các câu hỏi ở trên là KHÔNG.

Nước giếng khoan từ xưa đến nay là nguồn nước sinh hoạt của hầu hết các gia đình ở khu vực nông thông của Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng như hiện nay việc sử dụng nguồn nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị ô nhiễm


Nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam thường chứa 1 số chất ô nhiễm phổ biến gồm:

a. Nước giếng khoan nhiễm sắt

Đây là tình trạng nước giếng có hàm lượng kim loại sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng sắt tối đa trong nước không được vượt quá 0,5 mg/L. Do đặc tín thổ nhưỡng hầu hết các nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng Việt Nam đều bị nhiễm sắt.

Tìm hiểu thêm:

👉Nước giếng khoan nhiễm sắt. Tác hại và cách lọc nước nhiễm sắt hiệu quả

b. Nước giếng khoan nhiễm vôi

Nước giếng khoan nhiễm vôi hay còn gọi nước cứng là nước chứa hàm lượng kim loại canxi và magie cao. Nước nhiễm vôi chủ yêu xuất hiện ở các khu vực gần các núi đá vôi, đá phấn, thạch cao. Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT, Độ cứng của nước không được vượt quá 300 mg/l. Sử dụng nước có hàm lượng vôi  vượt quá con số này sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm:

👉Nước giếng khoan nhiễm vôi. Tác hại và cách xử lý nước giếng bị vôi hiệu quả

c. Nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là nước chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm mangan…Các muối này được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2, anion phức SeF4-2 và các cation của hai kim loại có hóa trị khác nhau. Do đặc tính thổ nhưỡng, ở Việt Nam 100% nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Mức độ nặng nhẹ của nước nhiễm phèn phụ thuộc vào vùng miền, khu vực. Các vùng trũng, càng gần khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm càng nặng.

Tìm hiểu thêm

👉Nước nhiễm phèn. Nhận biết, tác hại và cách lọc nước phèn hiệu quả

d. Nước nhiễm Asen

Asen là một chất độc hại, theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ( IARC) Asen là chất gây ung thư cho con người. Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT,  hàm lượng asen trong nước được duy trì ở mức tối đa là 0.01 mg/lít.


Cũng theo thống kế của Bộ Y Tế vào năm 2017, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nguồn nước nhiễm asen do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hướng tới sức khỏe. Ô nhiễm Asen trong nước tập trung tạo một số vùng nông thôn các tỉnh, thành phố: Hà nội, Vĩnh phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hóa…Có ¾ số hộ dân tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng bị nhiễm asen cao hơn nhiều mức cho phép.

Tìm hiểu thêm:

👉Nước nhiễm Asen? Tác hại và cách xử lý hiệu quả.

e. Nước nhiễm chì

Ở một số khu vực chứa hàm lượng chì cao trong đất, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm chì. Một nguyên nhân khác đến từ nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý, được thải ra sông suối. Ở Việt Nam, khu vực nông thôn người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt, nên tỷ lệ nhiễm chì là cực cao. Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong nước là 0.01 mg/l, vượt quá con số này là cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh tật.

Tìm hiểu thêm:

👉Nước nhiễm chì? Tác hại và cách xử lý hiệu quả.

f. Nước nhiễm các tạp chất hữu cơ

Các hóa chất hữu cơ bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, sơn, thuốc nhuộm và chất khử trùng có thể làm ô nhiễm nước. Chúng có thể gây tổn thương gan và thận cũng như tổn thương hệ thần kinh và sinh sản.

Tìm hiểu thêm:

👉Chất hữu cơ trong nước? Tác hại, nhận biết và cách xử lý.

g. Nước nhiễm Mangan

Nước nhiễm mangan là tình trạng hàm lượng Mangan trong nước cao, vượt quá mức cho phép. Theo WHO nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT  hàm lượng Mangan trong nước sinh hoạt tối đa không được vượt quá 0,1 mg/l.

Tìm hiểu thêm:

👉Nước nhiễm Mangan? Tác hại, cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

h. Nước giếng khoan nhiễm mặn

Nước giếng khoan bị mặn là tình trạng nguồn nước giếng có nồng độ muối hòa tan (NaCl) vượt quá mức cho phép (khoảng trên 300 mg/lít) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nguồn nước giếng nhiễm mặn không đảm bảo chất lượng dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Sử dụng sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống

Tìm hiểu thêm:

👉Nước giếng khoan nhiễm mặn? Tác hại và cách xử lý hiệu quả.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đặc điểm vùng miền, môi trường mà nguồn nước giếng có thể bị ô nhiễm một số chất độc hại khác.

3.Tác hại của nước giếng khoan ô nhiễm

Sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm chưa qua xử lý gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe. Cụ thể:

  • Sử dụng nước giếng khoan nhiễm kim loại nặng như chì, sắt, mangan, asen… sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các bệnh về da và sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.

  • Sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm để tắm sẽ bị khô da, khô tóc, viêm da, vàng răng,...

tác hại của nước giếng khoan


Đối với quá trình sinh hoạt, sử dụng nước giếng khoan ô nhiễm khi giặt quần áo sẽ làm cho chúng bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng.  Các vật dụng chứa nước sẽ bị ố vàng, hoen rỉ, ăn mòn nhanh chóng.

4.Cách thử nước giếng khoan? Nhận biết nguồn nước giếng khoan có bị ô nhiễm không?

a. Nhận biết thông qua các biểu hiện của nguồn nước giếng khoan.

cách thử nước giếng khoan


Bằng giác quan thông thường, có thể thể nhận biết nguồn nước giếng khoan đang sử dụng bị ô nhiễm với các dấu hiệu cụ thể sau:

a.1 Nước giếng khoan bị đục

Đây là hiện tượng phổ biến khi mạch nước giếng bị bị xâm nhập bởi các loại tạp chất: tảo, rong rêu, vi khuẩn ký sinh hay chất hữu cơ do xác động vật, thực vật phân hủy. Ngoài ra, nước đục có thể do giếng cạn hoặc khai thác giếng chưa đủ độ sâu để lấy được nguồn nước ngầm với chất lượng nước sạch hơn, trong hơn.

a.2 Nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh

Nước giếng khoan sau khi múc ra khỏi giếng để một thời gian sẽ xuất hiện các váng màu vàng, có mùi tanh hôi khó chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn nước giếng đang bị nhiễm phèn, sắt. Sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng Sắt 2+ (Fe2+). Khi nước được múc lên, Sắt 2+ phản ứng oxi trong không khí tạo ra kết tủa oxit Sắt II gây nên màu vàng.

Trong trường hợp nước những biểu hiện như: có mùi tanh, đục, có màu vàng và tạo lớp cặn đen đóng bám vào thành, đáy dụng cụ chứa nước. Đây là dấu hiệu cho thấy nước giếng đã bị nhiễm mangan.

Tìm hiểu thêm:

👉Cách xử lý nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh, làm nước giếng trong đơn giản,hiệu quả.

b. Thử nước giếng khoan bằng nước chè

Lấy ít nước giếng khoan đổ chung với nước chè, nếu nước đổi sang màu tím thẫm thì đó là hiện tượng cho thấy nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm chất sắt rất cao.
 

thử nước giếng bằng nước chè
Nước chè chuyển sang màu tím thẫm cho thấy nguồn nước giếng bị nhiễm sắt

 

c.Thử nước giếng khoan bằng nhựa chuối

Nhỏ một số giọt nhựa chuối vào nước giếng, nếu nước ngả màu đậm thì biết nước giếng khoan bị nhiễm phèn.
 

thử nước giếng bằng nhựa chuối

 

d.Xét nghiệm nước giếng khoan

Xét nghiệm nước giếng khoan là cách thử nước giếng khoan toàn diện nhất giúp xác định chính xác thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước. Từ đó có phương án xử lý hiệu quả, triệt để nhất.

II.Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả

1.Các công nghệ xử lý nước giếng khoan

Tùy thuộc vào tình trạng ô nhiễm của nước giếng khoan để lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều công nghệ xử lý phù hợp. Có 5 công nghệ xử lý nước giếng khoan phổ biến gồm:

a.Sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan

Sử dụng hóa chất là công nghệ xử lý nước giếng khoan khá phổ biến. Tùy thuộc vào tình trạng ô nhiễm, thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước giếng để lựa chọn hóa chất cho phù hợp. Một số hóa chất xử lý nước giếng khoan phổ biến gồm:

  • Phèn chua: Tác dụng làm trong nước giếng, xử lý tình trạng nước giếng khoan bị đục.

  • Cloramin B: Tác dụng khử trùng, khử khuẩn nước giếng khoan. Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến trong xử lý nước công nghiệp. Tiến hành khử trùng nước giếng khoan bằng Cloramine B theo hướng dẫn: Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

  • Vôi: Sử dụng trong trường hợp nước giếng khoan bị đục. Vôi có chức năng chính là làm lắng phèn, làm trong nguồn nước. Cách dùng:  Pha 50g vôi vào 1m3 nước lắng cặn để trong sau đó gạn lấy nước trong để sử dụng.

  • PAC: PAC là hóa chất phèn nhôm với công dụng chính là keo tụ và trợ lắng. Keo tụ các hạt cặn có kích thước nhỏ thành các hạt cặn có kích thước lớn hơn, và làm cô đặc, giúp các hạt cặn lắng xuống đáy dễ dàng.

b.Xử lý nước giếng khoan bằng tia cực tím ( UV)

Tia cực tím (UV) được sử dụng để khử trùng vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút trong quá trình xử lý nước nước giếng khoan.

c.Sử dụng các vật liệu lọc nước giếng khoan

Đây là công nghệ xử lý nước được sử dụng phổ biến ở Việt Nam để xử lý nước giếng khoan. Tùy thuộc vào thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước giếng để lựa chọn vật liệu lọc nước giếng khoan phù hợp.
 

vật liệu lọc nước giếng khoan


Một số vật liệu lọc nước giếng khoan phổ biến gồm:

  • Cát thạch anh: Tác dụng lọc cặn bẩn có kích thước nhỏ, hấp thụ asen trong môi trường có kết tủa Fe(OH)3.

  • Sỏi lọc nước: Tác dụng chống tắc, làm thoáng, giúp giữ lại các chất rắn không tan kích thước lớn.

  • Cát mangan, hạt birm: đóng vai trò quan trọng trong việc khử phèn, sắt, mangan có trong nước giếng khoan. Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn  chi tiết cách lọc nước bằng cát sỏi, đơn giản, dễ làm

  • Than hoạt tính lọc nước: Có khả năng khử màu, khử mùi vị lạ trong nước, hấp thụ các tạp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại có trong nước. Tìm hiểu thêm: Cách lọc nước bằng than hoạt tính đơn giản, dễ làm

  • Hạt nhựa trao đổi ion: Tác dụng làm mềm nước, loại bỏ Ca,Mg xử lý tình trạng nước giếng nhiễm vôi.

d.Sục khí

Sục khí là quá trình thực hiện tiếp xúc nước và không khí bằng cách pha trôn hoàn toàn không khí vào nước. Quá trình sục khí giúp oxy hóa các kim loại có trong nước giếng khoan như sắt, mangan…tạo kết tủa. Kết tủa sau đó sẽ được lọc để loại bỏ.

e. Sử dụng công nghệ màng lọc

Thẩm thấu ngược (RO), siêu lọc (UF), vi lọc (MF) và lọc nano (NF) là những loại màng được sử dụng phổ biến nhất trong xử lý nước giếng khoan. Mỗi loại màng có tác dụng loại bỏ các chất ô nhiễm khác nhau trong nước giếng.

Lưu ý: Nước giếng khoan thường chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, do đó để đảm bảo hiệu quả xử lý triệt đễ nên kết hợp nhiều công nghệ xử lý nước giếng khoan với nhau tạo thành một quy trình xử lý nước giếng khoan phù hợp.

2.Quy trình xử lý nước giếng khoan

Các quy trình xử lý nước giếng khoan dưới đây được áp dụng chung có các trường hợp. Tùy thuộc vào thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước giếng khoan để điều chỉnh, thêm bớt các công đoạn xử lý sao cho phù hợp.

a.Quy trình có sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan

Quy trình có sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan
Quy trình có sử dụng hóa chất xử lý nước giếng khoan

Quy trình này nước giếng khoan sẽ trải qua 4 giai đoạn xử lý chính gồm:

Quá trình oxy hóa

Sử dụng oxy từ không khí bằng phương pháp sục khí để loại bỏ bớt khí CO2, H2S,… và tạo kết tủa sắt, mangan, Amoni, Asen có trong nước giếng
Tăng tốc quá trình oxy hóa và diệt khuẩn nước giếng khoan bằng hóa chất, chẳng hạn Chlorine.

Quá trình Lắng

Loại bỏ kết tủa các chất đã bị oxy hóa, chất lơ lửng, cặn khác có từ nguồn nước ra ngoài thông qua giai đoạn lắng.  Cặn lắng sẽ được lấy ra tại đáy bể bằng bơm hút và van xả theo kiểu tự động hoặc bằng tay. Quá trình này có thể loại bỏ được đến 90% tạp chất.
Để tăng tốc và đạt hiệu quả lắng trong quy trình xử lý nước giếng khoan tốt hơn, thường sử dụng thêm các chất trợ lắng như phèn nhôm, sắt; PAC, Polymer và điều chỉnh pH bằng NaOH.

Quá trình lọc đa tầng

Loại bỏ một lần nữa các tạp chất lơ lửng còn lại (khoảng 10%) ra khỏi nước bằng cách sử dụng các vật liệu lọc nước giến khoan phù hợp.
Nên thực hiện quá trình rửa ngược để bỏ chất bám trên vật liệu lọc.

Quá trình lọc than

Giúp xử lý các chất gây mùi, hóa chất hữu cơ độc hại còn lại trong nước giếng khoan.

a.1 Ưu điểm
  • Có thể điều chỉnh hóa chất để đảm bảo chất lượng đầu ra nếu nguồn nước đầu vào có sự thay đổi theo thời gian.

  • Xử lý nước giếng khoan dùng hóa chất có thể thu được kết quả nhanh.

  • Tương đối dễ vận hành.

  • Loại bỏ được nhiều kim loại nặng và một phần Sulphat, độ cứng, Silica nếu ở nồng độ cao.

  • Ứng dụng trong xử lý nước bề mặt (sông, suối).

a.2 Nhược điểm
  • Cần diện tích rộng.

  • Chi phí vận hành cao do dùng hóa chất.

  • Dù dễ vận hành nhưng phải giám sát việc dùng hóa chất để tránh quá ít hay quá nhiều, cũng như an toàn hóa chất.

b.Quy trình xử lý nước giếng khoan không dùng hóa chất.

xử lý nước giếng khoan không dùng hóa chất
Quy trình xử lý nước giếng khoan không dùng hóa chất.


Quy trình này không dùng bất cứ hóa chất nào trong quá trình xử lý. Đặc điểm của quá trình này là dùng tối đa oxy tới mức bão hòa để oxy hóa các tạp chất, kim loại nặng có trong nước giếng khoan. Các chất sau khi bị oxy hóa sẽ được lắng trên bền mặt lớp cát và được đẩy ra ngoài bằng cách rửa ngược.

Tại lớp dưới sẽ tiếp tục xảy ra oxy hóa nhờ oxy và vi sinh vật để chuyển thành MnO2, vừa loại bỏ ra khỏi nước, vừa có ích cho việc hấp thụ kim loại nặng và một số khí còn lại. Bằng cách rửa ngược toàn phần sẽ giúp loại bỏ được các chất bám ra khỏi bề mặt lớp cát, trong đó chủ yếu là mangan.

b.1 Ưu điểm.
  • Tiết kiệm được chi phí vận hành do không dùng hóa chất.

  • Diện tích lắp đặt nhỏ, tiết kiệm không gian

  • Phù hợp với nguồn nước nhiễm sắt mangan và amoni cao

b.2 Nhược điểm
  • Tốn chi phí thay thế vật liệu, khoảng 2-3 năm thay 1 lần

  • Cần thêm bước xử lý vi sinh bằng Chlorine, UV, Ozone…

  • Không phù hợp xử lý nước bề mặt ( sông, suối).

3.TOP 2 cách xử lý nước giếng khoan cho các hộ gia đình hiệu quả nhất hiện nay

a. Xây bể lọc nước giếng khoan

Xây bể lọc nước giếng khoan là cách xử lý nước giếng được nhiều hộ gia đình ở nông thôn lựa chọn nhờ ưu điểm dễ làm và chi phí rẻ.
 

cấu tạo bể lọc nước giếng khoan
Sơ đồ bể lọc nước giếng khoan


Bể lọc nước giếng khoan thường sử dụng kết hợp các loại vật liệu lọc nước giếng khoan với nhau để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng có trong nước giếng.

Tìm hiểu thêm:

👉Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả.

b.Lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan

Đây là giải pháp xử lý nước giếng khoan được ưa chuộng nhất hiện nay. Các hệ thống lọc nước giếng khoan có chức năng xử lý, loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm, được thiết kế phù hợp với từng nguồn nước cụ thể, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho gia đình. Nước sau lọc trong sạch, không màu, mùi, không kết tủa nổi váng có thể dùng sinh hoạt cơ bản, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT hoặc tiêu chuẩn lọc nước tinh khiết uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.
 

hệ thống xử lý nước giếng khoan


Ngoài ra, tùy thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể có trong nước giếng khoan mà ta có các cách xử lý khác nhau. Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan bị đục, có màu vàng và mùi tanh

  • Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan bị vôi

  • Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

  • Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt

Tại VITEKO chúng tôi chuyên tư vấn các giải pháp xử lý nước giếng khoan. Cung cấp các hệ thống lọc nước giếng khoan giá rẻ, cá nhân hóa, phù hợp nhất với nguồn nước, cũng như khả năng tài chính của từng khách hàng cụ thể. Tìm hiểu thêm:

👉TOP 15+ hệ thống lọc nước giếng khoan chất lượng, giá rẻ tại VITEKO.

Đánh giá bài viết
0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

VITEKO cam kết bảo mật số điện thoại của bạn

Gửi bình luận

TƯ VẤN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Xem tất cả

Asen là gì? Tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiễm Asen (thạch tín)

Ở Việt Nam, nước ở nhiều khu vực có hàm lượng asen vượt quá mức quy đình. Đây là chất vô cùng độc hại, việc uống nước có chứa asen lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết, và xử lý nước nhiễm asen. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07:17 16/08/2023 1.582 lượt Xem

Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà. Đầy đủ các bước.

Bạn có thể tự làm bể lọc nước giếng khoan cho cả ngôi nhà của mình để tiết kiệm tiền không, và nếu có thì làm thế nào? Những gì bạn nên xem xét và chuẩn bị? Nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết “cách tự làm bể lọc nước giếng khoan” dưới đây.
07:04 16/08/2023 5.728 lượt Xem

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và xử lý.

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng VITEKO tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như giải pháp để xử lý nước nhiễm chì qua bài viết sau đây.
06:57 16/08/2023 998 lượt Xem

Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng. Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và xử lý

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng Viteko tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như xử lý nước nhiễm kim loại qua bài viết dưới đây.
06:48 16/08/2023 10.832 lượt Xem

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Nước để có thể uống trực tiếp phải là nguồn nước sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tiêu chuẩn này có sự khác nhau ở một số nước. Tại Việt Nam, các nguồn nước uống trực tiếp phải đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế QCVN 6-1:2010/BYT. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này ở bài viết bên dưới.
06:39 16/08/2023 340 lượt Xem

Nước nhiễm Mangan – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

Tình trạng nước nhiễm mangan khá phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng nước bị nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về nguồn nước bị nhiễm mangan cũng như cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.
06:25 16/08/2023 1.100 lượt Xem