Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Hãy cùng Viteko tìm hiểu về các thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn và nên kiêng thông qua bài viết dưới đây.
I.Bệnh tiểu đường nên ăn gì
Đối với người bị bệnh tiểu đường, chìa khóa của 1 chế độ ăn uống có lợi, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) là như sau:
-
Ăn các loại trái cây và rau quả
-
Ăn các protein nạc
-
Chọn các thực phẩm ít đường hơn.
-
Tránh chất béo chuyển hóa.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên ăn
1.Cá béo
Đây là loại thực phẩm lành mạnh tốt cho người tiểu đường, cá béo là nguồn cung cấp các axit béo omega-3 quan trọng được gọi là axit eicosapentaenoic(EPA) và axit docosahexaenoic(DHA). Bổ sung các các chất béo này một cách thường xuyên, đặc biệt quan trọng. Báo cáo của ADA cho biết chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và lipid máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một số loại cá béo mà bạn nên ăn gồm:
-
Cá hồi
-
Cá thu
-
Cá mòi
-
Cá ngừ
-
Cá trích
2.Rau lá xanh
Rau lá xanh chứa đầy đủ các Vitamin, đặc biệt là vitamin C, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết. Là thực phẩm nên ăn hằng ngày, kể cả không bị tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường có Vitamin C thấp hơn so với những người không bị tiểu đường và có thể có nhu cầu vitamin C lơn hơn. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh và cũng có chất chống viêm.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cường chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường tăng mức Vitamin C trong huyết thanh đồng thời giảm viêm và tổn thương tế bào.
Các loại rau lá xanh bao gồm:
-
Rau bina
-
Cải xoăn
-
Cải bắp
-
Bông cải xanh
Bạn có thể bao gồm các loại rau lá xanh trong chế độ ăn uống mình, trong các món salad, món ăn phụ, súp. Kết hợp chúng với một nguồn protein nạc như thịt gà hoặc đậu phụ.
3.Quả bơ.
Trái bơ có ít hơn 1 gam đường, ít carbohydrate, hàm lượng chất xơ cao và chất béo lành mạnh. Tiêu thụ bơ có liên quan đến việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể và giảm đáng kể trọng lượng cơ thể (Bệnh béo phì thường làm tăng cơ hội phát triển bệnh tiểu đường). Điều này khiến chúng trở thành món ăn nhẹ lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu năm 2019 trên chuột cho thấy rằng avocatin B (AvoB) là một phân tử chất béo chỉ có trong quả bơ, các tác dụng ức chế quá trình oxy hóa không hoàn toàn trong cơ xương và tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin.
4.Quả trứng
Trứng giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chúng là thực phẩm tốt nhất giúp bạn no lâu hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ trứng làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân bị tiểu đường. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng tiêu thụ từ 6-12 quả trứng mỗi tuần như một phần của chế độ ăn giàu dinh dưỡng, không làm tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim ở những người bị tiểu đường.
Lưu ý rằng bạn nên ăn cả quả trứng. Những lợi ích của trứng chủ yếu là do các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ hơn là lòng trắng.
5.Hạt chia
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất xơ nhớt trong hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn bằng cách làm chậm tốc độ thức ăn di chuyển qua đường ruột và được hấp thụ. Bên cạnh đó chúng còn giúp duy trì việc quản lý đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác liên quan đến người lớn bị béo phì và được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng tiêu thụ hạt chia giúp hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt.
6.Các loại đậu
Đậu là thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường. Chúng cung cấp protein thực vật và có thể đáp ứng sự thèm ăn trong khi giúp mọi người giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Đậu có chỉ số GI thấp, tốt cho việc điều chỉnh, kiểm soát lượng đường trong máu so với các thực phẩm giàu tinh bột khác.
7.Khoai lang
Khoai lang có GI thấp hơn khoai tây, là sự thay thế tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường. Chúng giải phóng đường chậm hơn và không làm tăng lượng đường trong máu nhiều. Bên cạnh đó khoai lang còn chứa các chất xơ, vitamin A,C, Kali. Bạn có thể chế biến khoai lang theo nhiều cách khác nhau bao gồm: nướng, luộc, rang hoặc nghiền. Để có một bữa ăn cân bằng, nên kết hợp chúng với nguồn protein nạc và rau lá xanh hoặc salad.
8.Hạt lanh
Hạt lanh có hàm lượng cao chất béo Omega-3, chất xơ và các hợp chất thực vật độc đáo khác. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, một phần chất xơ không hòa tan của hạt lanh tạo thành từ lignans, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hạt lanh rất giàu chất xơ nhớt, giúp cải thiện đường ruột, độ nhạy insulin và cảm giác no. Khi sử dụng hạt lanh, cơ thể bạn không thể hấp thụ toàn bộ, vì vậy nên mua hạt đã xay sẳn hoặc tự xay. Điều quan trọng nữa là bạn phải đậy kín hạt lạnh trong tủ lạnh để tránh bị ô thiu.
9.Quả bí
Tương tự như các loại rau, bí có chứa các chất oxy hóa có lợi đồng thời chứa ít đường hơn khoai lang. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các polysaccharide của bí ngô giúp cải thiện khả năng dung nạp insulin và giảm mức đường huyết. Những lợi ích sức khỏe của bí khiến nó trở thành nguồn thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ bữa ăn nào.
10.Dâu tây
Dâu tây là loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins. Anthocyanins đã được chứng minh là làm giảm lượng Cholesterol và insulin sau bữa ăn. Giúp cải thiện lượng đường trong máu và các yếu tố nguy cơ bệnh tim cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Xem chi tiết nhiên cứu tại đây.
II.Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì
Nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống dinh dưỡng cho các bệnh nhân tiểu đường là cân bằng các loại thực phẩm có GI cao và thấp. Thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn thực phẩm có GI thấp.
Do đó bạn nên kiêng các loại thực phẩm được liệt kê sau đây.
1.Đồ uống có đường
Đồ uống có đường là sự lựa chọn tồi tệ nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các thức uống này chứa nhiều đường fructose, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ đồ uống có đường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường như bệnh gan nhiễm mở.
Hơn nữa, lượng đường Fructose cao trong đồ uống có đường có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất , thúc đẩy mở bụng và mức cholesterol và triglyceride có hại.
2.Bánh mì trắng, cơm và mì ống
Bánh mì trắng, gạo và mì ống là những thực phẩm có lượng carbohydrate cao. Chúng làm tăng đáng kể lượng đường trong máu của những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Một nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm nhiều carbohydrate không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và suy giảm tinh thần.
3.Ngũ cốc ăn sáng có đường
Rất nhiều tuyên bố về sức khỏe trên hộp ngũ cốc, tuy nhiên hầu hết các loại ngũ cốc đều được chế biến cao và chứa nhiều carbohydrate. Chúng cung cấp rất ít protein, một chất dinh dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy no trong khi giữ mức đường huyết ổn định trong ngày. Ngay cả một số loại ngũ cốc ăn sáng “lành mạnh” cũng không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
4.Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất. Khi trái cây sấy khô, quá trình này sẽ làm mất nước dẫn đến nồng độ các chất dinh dưỡng thậm chí còn cao hơn. Điều này cũng làm cho hàm lượng đường của nó cũng trở nên cô đặc hơn. Trái cây khô trở nên tập trung nhiều đường hơn và có thể chứa nhiều carbs gấp bốn lần trái cây tươi.
Tuy nhiên bạn không cần phải từ bỏ trái cây hoàn toàn. Bạn nên chọn các loại trái cây ít đường, chẳng hạn là trái dâu tươi hoặc một quả táo nhỏ, có thể cung cấp lợi ích sức khỏe trong khi vẫn giữ lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi mục tiêu.
5.Khoai tây chiên
Khoai tây chiên là món ăn mà bạn cần tránh nếu đang bị tiểu đường. Khoai tây có chứa 1 hàm lượng Carbohydrate lớn. Một củ khoai tây chứa trung bình 34.8 gam carbohydrate. Khi chúng đã được gọt vỏ và chiên trong dầu, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu bạn nhiều hơn. Ngoài việc làm tăng lượng đường trong máu, khoai tây chiên không tốt cho sức khỏe có thể thúc đẩy tình trạng viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
III. Kết hợp nước ion kiềm với chế độ ăn kiêng giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
1.Cơ chế tác động của nước ion kiềm
a.Giúp tuyến tụy kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu và cân bằng pH trong cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm Axit, tuyến tụy phải hoạt động nhiều hơn để cân bằng pH, điều này ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát lượng đường và duy trì mức glucose thích hợp trong máu, tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường phát triển.
Việc sử dụng nước ion kiềm thường xuyên, giúp phục hồi pH của cơ thể bằng cách cung cấp cho cơ thể một nguồn kiềm mà nó có thể sử dụng để chống lại axit. Tuyến tụy lúc này được nghĩ ngơi khỏi công việc cân bằng PH, tập trung vào kiểm soát lượng đường do đó giúp ngăn ngừa sự phá vỡ tuyến tụy có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
b.Ngăn ngừa sự tích tụ của Ceton, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
Nước sau khi đi qua máy lọc nước ion kiềm, tạo nước kiềm với đặc tính có cấu trúc phân tử siêu nhỏ chỉ 0.5 nano mét, giúp nó di chuyển dễ dàng và nhanh chóng qua màng tế bào, làm sạch và thải độc, ngăn ngừa sự tích tụ trầm trọng của xeton trong cơ thể, là một dấu hiệu nguy hiểm của người mắc bệnh tiểu đường, nước tiểu có quá nhiều xeton sẽ khiến họ rơi vào tình trạng hôn mê.
c.Chống lại các gốc tự do tấn công vào người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường một phần cũng là do các gốc tự do tấn công vào cơ thể. Nước ion kiềm với đặc tính giàu hydrogen sẽ giúp trung hòa, loại bỏ các gốc tự do, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, giảm bớt các biến chứng của bệnh tiểu đường.
2.Các thí nghiệm khoa học chứng minh tác dụng của việc uống nước ion kiềm thường xuyên đối với bệnh nhân bị tiểu đường.
Năm 2006 một nghiên cứu có tựa đề: “Tác dụng chống tiểu đường của nước điện giải ion kiềm ở chuột bị bệnh tiểu đường do Streptozocin gây ra và di truyền”. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng chống tiểu đường của nước ion kiềm ở hai mô hình động vật khác nhau: loại 1 thiếu insulin và loại 2 kháng insulin. Kết quả nước điện giải ion kiềm cung cấp dưới dạng nước uống, giúp làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu và cải thiện khả năng dung nạp Glucose ở cả hai mô hình trên. Xem chi tiết nghiên cứu: tại đây.
Năm 2008 các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã công bố một nghiên cứu trên người có tên “Bổ sung nước ion kiềm giàu hydro giúp cải thiện chuyển hóa lipid và glucose ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (T2DM) hoặc suy yếu dung nạp glucose(IGT).”
Họ đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên, ở 30 bệnh nhân mắc bệnh T2DM và 6 bệnh nhân mắc IGT. Các bệnh nhân đã uống 900ml nước ion kiềm mỗi ngày kéo dài trong 8 tuần. Kết quả cho thấy rằng bổ sung nước nước điện giải ion kiềm giàu hydro có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa T2DM và kháng insulin. Xem chi tiết nghiên cứu: tại đây
Cuối năm 2010, một nhóm các nhà khoa học đã công bố 1 nghiên cứu đăng trên thư viện y học quốc gia hoa kỳ PubMed) với tiếu đề: “Tác dụng ức chế của nước điện giải ion kiềm đối với apoptosis gây ra bởi alloxan và đái tháo đường tuýp 1.” Nghiên cứu này đã kết luận rằng: Uống nước có độ kiềm cao hằng ngày đã ngăn chặn sự phân mảnh DNA bị nhiễm alloxan và sản xuất tế bào ở pha G1 trong tế bào HIT-T15. Nống độ glucose trong máu ở chuột bị tiểu đường loại 1 do alloxan cũng bị ức chế đáng kể bằng cách cho chuột uống nước điện giải. Xem chi tiết nghiên cứu: Tại đây.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của nước ion kiềm đối với bệnh tiểu đường. Bạn có thể click vào đường link bên dưới để xem chi tiết.
-
Hydrogen trong nước ion kiềm giúp kiểm soát đường huyết ở tiểu đường type1 bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ Glucose vào cơ xương.
-
Hydrogen cải thiện béo phì và bệnh tiểu đường bằng cách kích thích FGF21 ở gan và chuyển hóa năng lượng ở db / db.
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị tốt, sẽ làm tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh nghiêm trọng. Do đó việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng tổng thể. Ưu tiên các thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, insulin và tình trạng viêm nhiễm là rất quan trọng.
Trên đây là bài viết về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, cũng như vai trò của nước ion kiềm trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với Viteko qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn, giải đáp. Nếu có nhu cầu về máy lọc nước ion kiềm, bạn có thể tham khảo các dòng máy ion kiềm của Viteko tại đây.
Xem thêm: