Tư vấn kỹ thuật

093.345.5566

Bảo hành - Bảo trì

091.897.6655

Khiếu nại

093.345.5566
0

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và xử lý.

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng VITEKO tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như giải pháp để xử lý nước nhiễm chì qua bài viết sau đây.
Ngày đăng: 16/08/2023 - Cập nhật: 16/08/2023 987 lượt xem

I.Nước nhiễm chì

1.Nước nhiễm chì là gì?

Nước nhiễm chì là tình trạng nước có hàm lượng chì (Pb) vượt quá mức cho phép. Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong nước sinh hoạt là 0.01 mg/l theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2010/BYT.

2. Nguyên nhân

a.Do rỉ rét từ các đường ống nước

Hầu hết ô nhiễm chì trong nước đến từ các đường ống bị ăn mòn và các dụng cụ đựng nước. Khi nước được vận chuyển qua các đường ống, nó sẽ hấp thụ chì và các chất gây ô nhiễm. Các nguồn có thể gây ô nhiễm chì trong nước bao gồm:

Đường ống dẫn nước: Độ axit của nước càng cao, tốc độ ăn mòn càng nhanh. Khi các đường ống bị ăn mòn, nước sẽ hấp thụ chì.

b.Do nước thải từ các khu công nghiệp

Nước thải ở các khu công nghiệp chưa qua xử lý thường chứa hàm lượng chì cao. Khi được thải ra sông suối, lượng chì trong nước sẽ đi vào cơ thể các sinh vật và con người ăn chúng dẫn đến việc hấp thụ chì gián tiếp từ động vật.

Lượng chì trong nước ngấm xuống lòng đất và có mặt trong các mạch nước ngầm. Ở Việt Nam, khu vực nông thôn, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, nên tỷ lệ nhiễm chì là cực cao.

Nguồn nước ở gần các khu vực khai thác khoáng sản thường bị nhiễm chì cao. Khi nước chảy qua các khu mỏ, sẽ mang theo một lượng kim loại nặng trong đó có chì.

c.Do tự nhiên

Ở một số khu vực Việt Nam, chứa hàm lượng chì cao trong đất, làm cho mạch nước ngầm chảy trong lòng đất nhiễm chì.

II.Tác hại của nước nhiễm chì

tác hại của nước nhiễm chì
Sử dụng nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể

1.Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Sử dụng nước nhiễm chì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nước nhiễm chì khi đi vào cơ thể trẻ nhỏ, 40-50% lượng chì trong nước sẽ được hấp thụ và tích lũy ở máu, mô mềm và xương (con số này ở người lớn chỉ 3-10%). Do đó, một liệu lượng chì nhất định có thể không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể tác động nhiều, ảnh hưởng nghiệm trọng đến trẻ em.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), tiêu chuẩn an toàn của hàm lượng chì trong nước uống là 0.015 mg/l đối với trẻ em, mức độ chì trong máu cần phải được duy trì ở dưới 0.05 mg/L. Mức độ từ 0.1 đến 0.25 mg/L có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây tổn thương não bộ của trẻ. Mức độ báo động 0.7 mg/L sẽ gây ra rối loạn hành vi, nguy cơ mất trí nhớ và thậm chí là co giật, hôn mê sâu dẫn đến tử vong. 

Đối với trẻ em, chì có thể dẫn đến suy giảm sự phát triển của hệ thần kinh và thể chất, các vấn đề về thính giác. Do ảnh hưởng của chì đối với thai nhi đang phát triển, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hướng dẫn sàng lọc chì cho phụ nữ mang thai. Nếu nồng độ chì trong máu của người mẹ lớn hơn 40 microgam/dL, các bà mẹ đang cho con bù nên hút và vắt bỏ sữa mẹ, cho đến khi mức chì trong máu của họ giảm xuống dưới mức chuẩn đó.

2.Đối với phụ nữ mang thai

Việc sử dụng nguồn nước nhiễm chì ở mẹ có thể dẫn đến phơi nhiễm vào thai nhi, gây ra các hậu quả:

  • Sinh non

  • Giảm sự phát triển của bào thai

  • Giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ sau sinh

  • Suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương

3.Đối với người lớn

Sử dụng nước nhiễm chì trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến sức khỏe của người lớn tuổi. Gây ra các vấn đề như:

  • Ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp cao

  • Giảm chức năng thận

  • Đau bụng, đau đầu, mệt mỏi

  • Đau xương khớp và cơ

  • Đau, tê và ngứa tứ chi

 

  • Mất trí nhớ tạm thời
     

Xem thêm: Nước nhiễm Mangan. Tác hại và cách xử lý hiệu quả.

III.Cách nhận biết nước nhiễm chì

nhận biết nước nhiễm chì


Chì không mùi, không vị nên rất khó để kiểm tra xem nó có trong nước hay không. Dưới đây là 2 cách mà bạn có thể kiểm tra xem nước có bị nhiễm chì hay không?

1.Kiểm tra mẫu nước

Bạn chỉ cần mang mẫu nước đến các phòng thí nghiệm, họ sẽ cung cấp một báo cáo toàn diện về các thành phần có trong nguồn nước của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ mất một khoản phí dịch vụ.

2. Sử dụng bộ kiểm tra nước tại nhà

Bộ thử chì có thể thuận tiện hơn và ít tốn kém hơn so với việc gửi mẫu nước của bạn đến phòng thí nghiệm. Tuy nhiên cách này chỉ cho bạn biết được liệu có chì trong nước của bạn hay không? Chúng không thể cho bạn biết chính xác lượng chì là bao nhiêu.

3.Cách làm giảm lượng chì trong nước uống

Bạn nên có gắng luyện tập các thói quen sau để đảm bảo an toàn:

  • Nếu nước từ vòi không được sử dụng trong hơn 6 giờ, bạn nên để nước chảy từ 15-30 giây trước khi sử dụng để uống, nấu ăn…

  • Không bao giờ uống, nấu ăn bằng nước từ vòi nước nóng. Chì có khả năng cao nhất trong vòi nước nóng.

  • Tránh đun sôi nước trong thời gian dài khi chuẩn bị đồ uống, đặc biệt là sữa bột cho trẻ sơ sinh. Nước sôi quá mức có thể làm tăng lượng chì trong nước máy do bay hơi.

  • Tránh sử dụng các dụng cụ nấu nước có chì.

  • Nếu nguồn nước của gia đình bạn nhiễm chì nặng hãy cân nhắc sử dụng bộ lọc có khả năng loại bỏ chì.

IV.Cách xử lý nước nhiễm chì

1.Xác định nguồn gốc chì trong nước của bạn.

Sau khi đã xác định được tính trạng nguồn nước có bị nhiễm chì hay không, bước tiếp theo là xác định nguồn gây ô nhiễm.

Kiểm tra đường ống dưới bồn rửa bát hoặc đường ống bên ngoài nhà bạn. Ống được làm bằng nhựa hoặc đồng có thể nhìn thấy và dễ nhận biết và phân biệt với chì. Nếu đường ống bằng kim loại và có màu đen hoặc xám chúng có thể là chì hoặc thép. Để phân biệt hãy dùng một vật bằng kim loại như chìa khóa, làm xước bề mặt đường ống. Nếu vết xước để lại vạch trắng thì đường ống bị nhiễm chì.

Đối với trường hợp này thì thay đường ống là lựa chọn tốt nhất.

2.Lắp đặt hệ thống lọc nước

Nếu nguyên nhân không phải từ đường ống, thì nguồn cấp nước đã bị nhiễm chì, hãy trang bị hệ thống lọc nước có thể xử lý chì. Bạn có thể chọn máy lọc nước RO hoặc sử dụng một hệ thống lọc toàn bộ ngôi nhà của mình.

a.Xử lý nước giếng khoan nhiễm chì bằng phương pháp RO

Màng lọc RO với công nghệ thẩm thấu ngược, không chỉ có khả năng xử lý chì mà còn có thể loại bỏ đến 99% vi khuẩn, tạp chất, kim loại năng có hại trong nước. Nước sau khi qua lọc RO có thể uống trực tiếp.
Với phương pháp này bạn chỉ có thể xử lý lượng nước vừa đủ để nấu nướng, ăn uống. Nếu dùng trong sinh hoạt thì máy lọc nước RO sẽ không đám ứng được nhu cầu.

 

xử lý nước nhiễm chì bằng lọc RO
Công nghệ lọc RO giúp loại bỏ chì trong nước

 

b.Sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan

Lắp đặt các hệ thống lọc nước giếng khoan có khả năng xử lý nước nhiễm chì. Các hệ thống này có khả năng xử lý nước với công suất lớn. Tại VITEKO chúng tôi chuyên tư vấn lắp đặt các hệ thống lọc nước phù hợp với nguồn nước của từng hộ gia đình, sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng nhất. Nước sau xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn nước sinh hoạt của bộ y tế. Liên hệ với kỹ thuật qua hotline: 093.345.5566. để được tư vấn.

Xem thêm:

  • Cách lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính, đơn giản, hiệu quả cao

  • Hướng dẫn chi tiết cách lọc nước bằng cát sỏi

Đánh giá bài viết
0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

VITEKO cam kết bảo mật số điện thoại của bạn

Gửi bình luận

TƯ VẤN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Xem tất cả

Asen là gì? Tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiễm Asen (thạch tín)

Ở Việt Nam, nước ở nhiều khu vực có hàm lượng asen vượt quá mức quy đình. Đây là chất vô cùng độc hại, việc uống nước có chứa asen lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết, và xử lý nước nhiễm asen. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07:17 16/08/2023 1.563 lượt Xem

Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà. Đầy đủ các bước.

Bạn có thể tự làm bể lọc nước giếng khoan cho cả ngôi nhà của mình để tiết kiệm tiền không, và nếu có thì làm thế nào? Những gì bạn nên xem xét và chuẩn bị? Nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết “cách tự làm bể lọc nước giếng khoan” dưới đây.
07:04 16/08/2023 5.716 lượt Xem

Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng. Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và xử lý

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng Viteko tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như xử lý nước nhiễm kim loại qua bài viết dưới đây.
06:48 16/08/2023 10.646 lượt Xem

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Nước để có thể uống trực tiếp phải là nguồn nước sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tiêu chuẩn này có sự khác nhau ở một số nước. Tại Việt Nam, các nguồn nước uống trực tiếp phải đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế QCVN 6-1:2010/BYT. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này ở bài viết bên dưới.
06:39 16/08/2023 334 lượt Xem

Nước nhiễm Mangan – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

Tình trạng nước nhiễm mangan khá phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng nước bị nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về nguồn nước bị nhiễm mangan cũng như cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.
06:25 16/08/2023 1.084 lượt Xem

Nước giếng khoan nhiễm vôi? Nhận biết, tác hại và cách xử lý nước giếng bị vôi.

Nước giếng khoan nhiễm vôi là tình trạng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Sử dụng nước nhiễm vôi trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiều đá vôi qua bài viết dưới đây.
03:22 16/08/2023 4.513 lượt Xem