Tư vấn kỹ thuật

093.345.5566

Bảo hành - Bảo trì

091.897.6655

Khiếu nại

093.345.5566
0

Nước nhiễm Mangan – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

Tình trạng nước nhiễm mangan khá phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng nước bị nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về nguồn nước bị nhiễm mangan cũng như cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Ngày đăng: 16/08/2023 - Cập nhật: 16/08/2023 1.087 lượt xem

I.Nước nhiễm mangan là gì?

Nguồn nước nhiễm mangan là tình trạng hàm lượng Mangan trong nước cao, vượt quá mức cho phép. Theo WHO nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn nước dùng trong sinh hoạt của Bộ Y Tế QCVN 01-1:2018/BYT  hàm lượng Mangan trong nước sinh hoạt tối đa không được vượt quá 0,1 mg/l.

II.Nguyên nhân khiến nguồn nước nhiễm Mangan

Mangan tồn tại trong nước ngầm chủ yếu đến từ 3 nguyên nhân chính:

1.Nước bị nhiễm mangan có trong tự nhiên

Mangan là nguyên tố kim loại phổ biến được tìm thấy trong lớp vỏ của trái đất. Nước mưa khi thấm qua các lớp đất đá có chứa mangan dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị nhiễm mangan.

Ở Việt Nam, do đặc tính thổ nhưỡng nguồn nước ngầm hoặc nước giếng khoan ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông và đồng bằng châu thổ sông Hồng thường có hàm lượng mangan vượt  quá mức cho phép

2.Từ hoạt  động sản xuất, xả thải của con người.

Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt không được xử lý hoặc  xử lý không đạt chuẩn khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Trong nguồn nước này không chỉ chứa lượng lớn Mangan mà còn chứa các kim loại nặng khác như: Sắt, thủy ngân, đồng, chì, Asen…. Nguồn nước mặt bị ô nhiêm kim loại nặng kéo theo sự ô nhiễm của các dòng nước ngầm.

3.Từ hệ thống đường ống nước

Một nguyên nhân khác có thể đến từ hệ thống đường ống nước, các thiết bị nước trong gia đình. Nhiều ngôi nhà củ sử dụng các hệ thống đường nước và thiết bị nước mạ kẽm. Khi sử dụng nước đầu vào có tình axit cao sẽ dẫn đến việc ăn mòn đường ống dẫn đến nước bị nhiễm Mangan
 

 

III.Tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm Mangan

Mangan không nguy hiểm như các loại ô nhiễm asen, chì, thủy ngân,…Nhưng nếu hấp thụ nước nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả:

1.Đối với đời sống sinh hoạt

Mangan khi tiếp xúc với oxy trong không khí sẽ hình thành Mangan dioxit (MnO2) khiến nước có màu đen, mùi tanh gây mất cảm quan. Đồng thời chúng cũng gây ra các cặn ố bẩn trên các thiết bị nước, ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.
Sử dụng nước nhiễm Mangan để giặt quần áo còn hình thành những vết bẩn màu nâu, đen do quá trình oxy hóa gây ra.

2.Tác hại của nước nhiễm Mangan đối với sức khỏe

Sử dụng nước nhiễm Mangan lâu ngày sẽ không tốt đối với sức khỏe. Nếu hàm lượng Mangan dưới 0.1 mg/lít thì chúng có lợi. Tuy nhiên nếu vượt quá con số này sẽ gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng rất lớn một số cơ quan nội tạng. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra triệu chứng Manganism với các biểu hiện tương tự bệnh Parkinson, triệu chứng thần kinh không bình thường ở người cao tuổi như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

  • Hấp thụ lượng lớn Mangan vào cơ thể có thể gây độc với phổi, thân, tim mạch.

  • Sử dụng nước nhiễm Mangan lâu dài làm giảm khả năng ngôn ngữ, làm giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động

Mangan đặc biệt có hại đối với trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ Mangan trong khi tiết thải ra ngoài rất ít, dẫn đến tình trạng Mangan tích tụ nhiều trong cơ thể, gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

IV.Nhận biết nước nhiễm Mangan

Nước nhiễm Mangan có các biểu hiện rất rỏ ràng, dễ nhận biết. Bạn có thể xác định nguồn nước có bị nhiễm Mangan không thông qua các dấu hiệu sau:

  • Nước có màu đục, đen và mùi tanh khó chịu, do mangan khi tiếp xúc với oxy trong không khí sẽ bị oxy hóa thành Mangan đioxit

  • Các thiết bị, dụng cụ chứa nước trong gia đình có các cặn ố màu đen bám vào thành, đáy.

  • Quần áo có các ố bẩn màu nâu, đen, thường bị cứng và nhanh mục. Nguyên nhân là do mangan bị oxy hóa gây ra.

  • Nước có mùi tanh, khả năng cao là bị nhiễm kim loại nặng trong đó có mangan.

Dấu hiệu nước bị nhiễm Mangan

 

 

V.Phương pháp xử lý nước nhiễm mangan trong nước ngầm

1.Xử lý nước nhiễm Mangan bằng cách xây bể lọc nước giếng khoan

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình khu vực nông thôn, nơi có diện tích rộng. Xây bể lọc nước giếng khoan không chỉ giúp xử lý nước nhiễm Mangan và còn giúp xử lý tình trạng nước giếng khoan nhiễm sắt, nước nhiễm phèn hiệu quả. Cách xử lý này kết hợp giữa 2 phương pháp: Làm thoáng và lọc.

Quá trình làm thoáng (Quá trình oxy hóa ion mangan)

Sục khí vào bể chứa nước nhiễm Mangan. Mangan sẽ thực hiện quá trình oxy hóa đến trạng thái chất rắn không hòa tan MnO2. Quá trình này xảy ra theo phương trình:

Mn2+  +  O3 + H2O → MnO2 ↓ + O2  + 2H+

Kết tủa của Mangan sau đó sẽ được loại bỏ bằng phương pháp lọc

Quá trình lọc bằng vật liệu khử mangan

Kết tủa của Mangan sau đó sẽ được loại bỏ bằng các vật liệu lọc hấp phụ. Các vật liệu khử mangan thường được sử dụng để loại bỏ kết tủa gồm: Filox, Birm, mangan greensand, cát mangan, sỏi, cát thạch anh
 

Bể lọc nước xử lý nước nhiễm Mangan


Về cách để xây bể lọc nước, VITEKO đã có hướng dẫn chi tiết, bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Hướng dẫn chi tiết cách xây bể lọc nước giếng khoan đơn giản, tiết kiệm.

2.Cách xử lý nước nhiễm mangan bằng hóa chất

Phương pháp này thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Nếu bạn là hộ gia đình thì không nên áp dụng phương pháp này vì nó đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao. Nếu sử dụng  không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Các hóa chất thường được sử dụng để xử lý Mangan gồm: polyphotphat (pyrophosphate, tripolyphosphate, hoặc metaphos-phate), clo,  odium hypoclorite, ozon, kali permanganat.

3.Sử dụng các hệ thống lọc nước giếng khoan chuyên dụng

Đây là các máy lọc nước được các đơn vị có chuyên môn thiết kế. Chúng thường sử dụng các công nghệ màng lọc hoặc vật liệu lọc để xử lý nước giếng khoan. Các hệ thống này không chỉ có khả năng loại bỏ mangan và các kim loại nặng, chúng còn được thiết kế để xử lý mọi vấn đề ô nhiễm có trong nguồn nước máy, nước giếng khoan.
 

Máy lọc nước chuyên dụng xử lý nước nhiễm mangan


Tại VITEKO chúng tôi chuyên thiết kế các hệ thống lọc nước giếng khoan cá nhân hóa, phù hợp với nguồn nước của từng khách hàng cụ thể. Xử lý triệt để các vấn đề ô nhiễm có trong nước, cam kết chất lượng nước sau khi xử lý đạt chuẩn Bộ Y Tế. Xem thêm:

✍️TOP 15+ Hệ Thống Lọc Nước Giếng Khoan Chất Lượng, Giá Tốt Nhất Tại VITEKO

Nếu bạn cần giải đáp các vấn đề liên quan đến nguồn nước, hãy liên hệ với kỹ thuật VITEKO qua hotline: 093.345.5566 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết
0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

VITEKO cam kết bảo mật số điện thoại của bạn

Gửi bình luận

TƯ VẤN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Xem tất cả

Asen là gì? Tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiễm Asen (thạch tín)

Ở Việt Nam, nước ở nhiều khu vực có hàm lượng asen vượt quá mức quy đình. Đây là chất vô cùng độc hại, việc uống nước có chứa asen lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết, và xử lý nước nhiễm asen. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07:17 16/08/2023 1.567 lượt Xem

Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà. Đầy đủ các bước.

Bạn có thể tự làm bể lọc nước giếng khoan cho cả ngôi nhà của mình để tiết kiệm tiền không, và nếu có thì làm thế nào? Những gì bạn nên xem xét và chuẩn bị? Nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết “cách tự làm bể lọc nước giếng khoan” dưới đây.
07:04 16/08/2023 5.719 lượt Xem

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và xử lý.

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng VITEKO tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như giải pháp để xử lý nước nhiễm chì qua bài viết sau đây.
06:57 16/08/2023 992 lượt Xem

Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng. Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và xử lý

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng Viteko tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như xử lý nước nhiễm kim loại qua bài viết dưới đây.
06:48 16/08/2023 10.667 lượt Xem

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Nước để có thể uống trực tiếp phải là nguồn nước sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tiêu chuẩn này có sự khác nhau ở một số nước. Tại Việt Nam, các nguồn nước uống trực tiếp phải đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế QCVN 6-1:2010/BYT. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này ở bài viết bên dưới.
06:39 16/08/2023 336 lượt Xem

Nước giếng khoan nhiễm vôi? Nhận biết, tác hại và cách xử lý nước giếng bị vôi.

Nước giếng khoan nhiễm vôi là tình trạng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Sử dụng nước nhiễm vôi trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiều đá vôi qua bài viết dưới đây.
03:22 16/08/2023 4.527 lượt Xem