Tư vấn kỹ thuật

093.345.5566

Bảo hành - Bảo trì

091.897.6655

Khiếu nại

093.345.5566
0

Hướng dẫn Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn hiệu quả, đơn giản

Nước giếng khoan bị mặn là hiện tượng khá phổ biến ở các hộ gia đình miền tây, các hộ gia đình vùng ven biển. Sử dụng nước giếng khoan nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Ngày đăng: 16/08/2023 - Cập nhật: 16/08/2023 1.235 lượt xem

I. Nước giếng khoan nhiễm mặn là gì?

1.Khái niệm

Nước giếng khoan bị mặn là tình trạng nguồn nước giếng có nồng độ muối hòa tan (NaCl) vượt quá mức cho phép (khoảng trên 300 mg/lít) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Bạn có thể nhận biết tình trạng nước nhiễm mặn bằng vị giác hoặc sử dụng các bút chuyên dụng để đo nồng độ muối trong nước.

cách nhận biết nước giếng nhiễm mặn

2.Nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị mặn

Tình trạng nước giếng khoan nhiễm mặn xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Do các yếu tố tự nhiên

  • Hiệu ứng nhà kính làm cho băng hai cực tan, dẫn đến tình trạng mực nước biển dâng cao và xâm nhập vào đất liền, làm ảnh hưởng đến nước giếng ở các khu vực ven biển.

  • Sự biến đổi thất thường của khí hậu làm giảm tốc độ bổ sung lượng mưa cấp nước ngọt tự nhiên vào mạch nước ngầm.

Do các yếu tố nhân tạo

  • Khi sử dụng nước tưới tiêu lấy trực tiếp từ các sông. Nguồn nước này có chứa hàm lượng khoáng lớn, trong đó có muối. Lượng muối không được cây trồng hấp thụ hết sẽ bị rửa trôi thấm vào lòng đất làm cho nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

  • Sử dụng  nguồn nước ngầm gần biển, mạch nước này dễ bị nhiễm mặn do nước biển xâm nhập.

  • Gia tăng xây dựng đập thuỷ điện, khai thác nước đầu nguồn làm thiếu hụt nước đổ về hạ lưu, từ đó khiến cho nước biển xâm nhập vào những nơi địa hình thấp, thuỷ triều dâng làm nước biển đổ về các con sông gây nên tình trạng nước giếng khoan bị mặn.

các nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị nhiễm mặn

 

3.Tác hại khi sử dụng nước giếng khoan nhiễm mặn

Nguồn nước giếng nhiễm mặn không đảm bảo chất lượng dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Sử dụng sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống, cụ thể:

  • Sử dụng nước nhiễm mặn cho mục đích sinh hoạt như tắm giặt, vệ sinh,...có thể gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghe lở,...Ảnh hưởng đến các thiết bị nước bị trong gia đình, khiến chúng hoen ố, rỉ, sét, ăn mòn đồ đạc

  • Khi sử dụng để ăn uống gây mất nước, teo và chết tế bào, vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về tiêu hóa, giảm chức năng đề kháng và dẫn đến tình trạng suy thận, suy gan.


Nước giếng khoan nhiễm mặn còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chúng khiến đất đai bị cằn cỗi, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân.
 

tác động của nước nhiễm mặn đến đời sống

 

II.Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn thành nước ngọt

1.Xử lý bằng phương pháp chưng cất nhiệt

Chưng cất nhiệt là phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn bằng cách đun sôi nước. Nước nhiễm mặn sẽ được đun tới nhiệt độ sôi, khi đó hơi nước bốc lên được ngưng tụ thành nước lỏng. Tất cả muối hòa tan được kết tủa ở lại trong nồi đun và được chuyển đi để xử lý hoặc dùng cho mục đích khác.
 

quá trình xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn bằng phương pháp chưng cất nhiệt


Phương pháp chưng cất nhiệt được chia làm 3 loại chính gồm:

  • Chưng cất đa tầng – MSF: Nước sẽ được chưng cất qua nhiều tầng liên tiếp với mức áp suất giảm dần.

  • Chưng cất liên hoàn – MED: Tương tự như phương pháp chưng cất đa tầng, nhưng áp dụng ngưng tụ trong các bình hình cầu với áp suất giảm dần.

  • Phương pháp chưng cất nén hơi – VC: Phương  pháp này sử dụng nhiệt làm bay hơi nước cấp đến từ quá trình nén hơi khác với lượng nhiệt đến từ lò hơi như các biện pháp thông thường

Ưu điểm

  • Áp dụng với mọi loại nguồn nước giếng khoan nhiễm mặn với độ mặn khác nhau.

  • Xử lý được hầu hết các loại ô nhiễm có trong nước giếng khoan như: nước nhiễm phèn, nhiễm kim loại nặng, asen...

Nhược điểm

  • Nước sau xử lý không giữ được khoáng chất.

  • Tốn kém về nhiên liệu và thời gian. Chi phí cho quá trình xử lý cao, nên không được ứng dụng rộng rải

2.Xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn bằng phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion sử dụng hạt nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion muối hòa tan có trong nước giếng và thay thế các ion này bằng H+ và OH-.
 

quá trình xử lý bằng phương pháp trao đổi ion

 

Phương pháp này sử dụng 2 bể lọc chính là cationit – H và anionit – OH

Tại bể lọc Cationit – H

Nước nhiễm mặn sẽ xảy ra quá trình trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:

  • RH + NaCl → RNa + HCl.

  • 2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4.

  • 2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O.

Nước sau để sẽ được chuyển đến bể lọc Anionit – OH để xử lý

Tại bể lọc Anionit – OH

Các hạt anionit sẽ hấp thụ các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- có trong nước và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-

  • [An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O.

  • 2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O

Ưu điểm

  • Sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion có Có thể sục rửa và hoàn nguyên theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt được tiêu chuẩn cao nhất.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đâu cao

  • Khó vận hành. Đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình vận hành và sử dụng

3.Sử dụng phương pháp điện phân

Quá trình điện phân giúp loại bỏ các các ion natri tích điện dương và các ion Clo tích điện âm từ nước để tạo ra nước ngọt.

Phương pháp này sử dụng thiết bị điện phân bao gồm hai thanh than chì hoặc dây sắt có tính dẫn điện cao. Bên ngoài, các thanh này được phủ một lớp điện cực cacbon để biến thành cực âm và cực dương.

Các thanh này được nhúng vào một thùng chứa nước lợ và kết nối hệ thống với nguồn điện bên ngoài. Khi đó cực âm sẽ hấp phụ các cation natri tích điện dương và cực dương sẽ hấp phụ các anion Clo tích điện âm từ nước mặn.

Ưu điểm

Hoạt động đơn giản, chi phí vận hành ít tốn kém

Nhược điểm

  • Không phù hợp với nguồn nước có độ cứng cao.

  • Thường phải có thêm giai đoạn tiền xử lý trước khi tiến hành điện phân

  • Không phù hợp áp dụng cho quy mô lớn.

4.Sử dụng màng lọc RO

Màng lọc RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược để loại bỏ muối và tạp chất có trong nước giếng khoan. Nước sau khi được xử lý là nước tinh khiết uống trực tiếp.
 

quá trình xử lý nước giếng nhiễm mặn bằng màng lọc ro

 

Ưu điểm

  • Là giải pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm mặn phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay.

  • Loại bỏ muối và tạp chất có trong nước giếng khoan. Tạo nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.

  • Chi phí lắp đặt và vận hành thấp

Nhược điểm

  • Nước sau xử lý không giữ được khoáng chất.

  • Cần tiến hành xử lý nước giếng khoan sơ bộ trước khi tiến hành xử bằng màng lọc RO

  • Đòi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình lắp đặt.

Màng lọc ro xử lý nước mặn là linh kiện không thể thiếu trong các hệ thống lọc nước mặn.
 

máy lọc nước mặn sử dụng màng lọc ro

Xem thêm:

👉TOP 5+ Sản Phẩm Máy Lọc Nước Mặn Chất Lượng, Giá Tốt Tại VITEKO.

Tại VITEKO chúng tôi chuyên tư vấn các giải pháp xử lý nước giếng khoan. Cung cấp các hệ thống lọc nước giếng khoan giá rẻ, cá nhân hóa, phù hợp nhất với nguồn nước, cũng như khả năng tài chính của từng khách hàng cụ thể. Tìm hiểu thêm:

👉TOP 15+ Hệ Thống Lọc Nước Giếng Khoan Chất Lượng, Giá Tốt Tại VITEKO.

Đánh giá bài viết
0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0

VITEKO cam kết bảo mật số điện thoại của bạn

Gửi bình luận

TƯ VẤN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Xem tất cả

Asen là gì? Tác hại, cách nhận biết và xử lý nước nhiễm Asen (thạch tín)

Ở Việt Nam, nước ở nhiều khu vực có hàm lượng asen vượt quá mức quy đình. Đây là chất vô cùng độc hại, việc uống nước có chứa asen lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nhận biết, và xử lý nước nhiễm asen. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
07:17 16/08/2023 1.582 lượt Xem

Hướng dẫn cách tự làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà. Đầy đủ các bước.

Bạn có thể tự làm bể lọc nước giếng khoan cho cả ngôi nhà của mình để tiết kiệm tiền không, và nếu có thì làm thế nào? Những gì bạn nên xem xét và chuẩn bị? Nên bắt đầu từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết “cách tự làm bể lọc nước giếng khoan” dưới đây.
07:04 16/08/2023 5.728 lượt Xem

Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết và xử lý.

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cùng VITEKO tìm hiểu về nguyên nhân, cách nhận biết cũng như giải pháp để xử lý nước nhiễm chì qua bài viết sau đây.
06:57 16/08/2023 998 lượt Xem

Tác hại của nước nhiễm kim loại nặng. Hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và xử lý

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng khá phổ biến ở Việt Nam. Cùng Viteko tìm hiểu về tác hại, cách nhận biết cũng như xử lý nước nhiễm kim loại qua bài viết dưới đây.
06:48 16/08/2023 10.832 lượt Xem

Tìm hiểu về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Nước để có thể uống trực tiếp phải là nguồn nước sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tiêu chuẩn này có sự khác nhau ở một số nước. Tại Việt Nam, các nguồn nước uống trực tiếp phải đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế QCVN 6-1:2010/BYT. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn này ở bài viết bên dưới.
06:39 16/08/2023 340 lượt Xem

Nước nhiễm Mangan – Cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

Tình trạng nước nhiễm mangan khá phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng nước bị nhiễm mangan trong một thời gian dài sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trong đối với sức khỏe. Cùng VITEKO tìm hiểu chi tiết về nguồn nước bị nhiễm mangan cũng như cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.
06:25 16/08/2023 1.100 lượt Xem