Hạn sử dụng thực phẩm là thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm. Đọc đúng và hiểu rõ ý nghĩa của ngày sản xuất và hạn sử dụng giúp tránh tình trạng tiêu thụ thực phẩm đã hết hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định về in date để đảm bảo sản phẩm của mình không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn mang lại sự tin cậy cho khách hàng.
Hạn sử dụng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn quyết định độ an toàn khi sử dụng. Để đảm bảo điều này, các nhà sản xuất cần nắm rõ các quy định về in date, đồng thời lựa chọn phương pháp in phù hợp, giúp thông tin rõ ràng và dễ đọc, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
I. Những điểm quan trọng cần lưu ý về hạn sử dụng thực phẩm
Theo Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì thời hạn sử dụng thực phẩm là khoảng thời gian mà thực phẩm vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và an toàn trong điều kiện bảo quản đúng như được ghi trên nhãn, tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi công bố sản phẩm, việc xác định và thông tin hạn sử dụng là bắt buộc. Hạn sử dụng không thể tùy tiện do nhà sản xuất quyết định theo ý muốn, mà phải tuân thủ các quy định pháp lý và đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Thực phẩm này có hạn sử dụng bao nhiêu ngày? Sau khi hết hạn, chất lượng thực phẩm có còn được đảm bảo không? Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng khỏi các tác hại tiềm ẩn.
II. Hướng dẫn cách đọc hạn sử dụng thực phẩm chính xác
Việc xác định hạn sử dụng không chỉ nằm ở trách nhiệm của nhà sản xuất mà còn là của người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải thường xuyên kiểm tra thông tin hạn sử dụng trên bao bì hoặc nhãn sản phẩm. Để đảm bảo an toàn, cần tránh sử dụng sản phẩm sau khi đã vượt quá thời hạn sử dụng, từ đó bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Hãy tham khảo thông tin mà VITEKO cung cấp bên dưới để bạn có thể đọc đúng các loại thông số có trên bao bì sản phẩm.
1. Use by date - (Sử dụng trước ngày…)
Hạn sử dụng/sử dụng đến ngày... Người dùng cần hiểu rằng thực phẩm nên được tiêu thụ trước thời điểm được ghi trên bao bì. Đặc biệt quan trọng với các sản phẩm dễ hỏng như rau, củ, quả, cá, sữa,... nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
2. Best if use before date/Best before date/Best before (Sử dụng tốt nhất trước ngày…)
Khi thấy loại hạn sử dụng này, có nghĩa là sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất cho đến ngày cuối cùng được in trên sản phẩm, sau khoảng thời gian đó giá trị sẽ giảm dần. "Best before" hoặc "best before date" thường thấy trên sản phẩm bảo quản lâu như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, thức ăn khô,...
Với thực phẩm chức năng, sau hạn sử dụng, sản phẩm có thể vẫn được bán nếu nhà sản xuất chứng minh được sản phẩm vẫn an toàn. Có thể ghi là "hạn sử dụng" hoặc "sử dụng đến ngày". Tuy nhiên, với một số loại như trứng, không nên dùng quá ngày quy định vì dễ gây ngộ độc khi chất lượng kém đi.
3. Manufacture date/Production date/Pack date (Ngày sản xuất, ngày đóng gói sản phẩm)
Ngày sản xuất, hay “Manufacture date/Production date/Pack date”, là thời điểm sản phẩm được tạo ra trong quy trình sản xuất. Ngày này được in trực tiếp lên bao bì cùng với sản phẩm ngay khi sản xuất xong, nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng theo dõi tuổi thọ và chất lượng của sản phẩm theo thời gian.
4. Expiry date (Ngày hết hạn)
Đây là ngày cuối cùng mà sản phẩm còn an toàn để tiêu thụ. Sau ngày này, thực phẩm có thể mất chất lượng và tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe. Ngoài ra, đối với nhà phân phối thì nó được xem như ngày cuối cùng mà sản phẩm đó có thể bán ra ngoài thị trường theo quy định.
Theo quy định của nhà nước thì Expiry date (Ngày hết hạn) phải được in trực tiếp lên bao bì sản phẩm vì điều đó giúp cho người tiêu thụ nó biết được có nên tiếp tục sử dụng sản phẩm hay không.
5. Sell by/Sell by date/Display until (Chỉ được bày bán đến ngày…)
Thông số này giúp cho nhà sản xuất có thể dễ dàng quản lý thời gian bày bán sản phẩm tại các tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,... là một thông số dành riêng cho những nhà phân phối sản phẩm.
Sell by/Sell by date/Display until (Chỉ được bày bán đến ngày…) không nhất thiết phải là ngày hết hạn, đa số các loại thực phẩm đã quá ngày đó vẫn có thể sử dụng bình thường. Vì mục đích chính của loại thông số này chính là giúp cho các nhà phân phối phân loại, sắp xếp và lên kế hoạch bán hàng một cách chủ động hơn.
6. Freeze by date (Ngày đông lạnh sản phẩm)
Freeze by date (Ngày đông lạnh sản phẩm) có ý nghĩa “Đông lạnh” hoặc “sử dụng trước…”. Loại thông số này ít được thấy trên các loại thực phẩm.
III. Những quy định cụ thể về hạn sử dụng thực phẩm
Việc tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của bản thân, người dùng ngày nay vô cùng quan tâm đến các thông số quan trọng được in trên bao bì sản phẩm.
Các nhãn hàng, doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn nhỏ có thể cung cấp và sản xuất sản phẩm cũng như tiêu thụ các loại thực phẩm sạch trên thị trường, căn cứ vào:
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP: Tại “Điều 14. Ngày sản xuất, hạn sử dụng”.
- Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế: Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
IV. Một số lưu ý khi in hạn sử dụng và các thông số quan trọng khác
Khi in hạn sử dụng và các thông số quan trọng trên bao bì sản phẩm, cần chú ý các yếu tố sau để đảm bảo chất lượng in ấn và tuân thủ quy định pháp luật:
1. Tính trung thực của thông tin được in trên bao bì sản phẩm
In chính xác và đầy đủ các thông tin như hạn sử dụng, số lô, thành phần, và các chỉ số quan trọng khác theo quy định của pháp luật. Kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trước khi in ấn hàng loạt để tránh sai sót.
Sử dụng các máy in chuyên dụng cho in hạn sử dụng để đảm bảo tốc độ và chất lượng in.
2. Cách viết hạn sử dụng phải đúng với quy định
Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn dùng phải được ghi đầy đủ hoặc rút gọn bằng chữ in hoa với các ký hiệu tương ứng là: NSX (ngày sản xuất), HSD (hạn sử dụng) và HD (hạn dùng). Bạn có thể tham khảo cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Theo quy định:
- Ngày phải ghi đủ 2 chữ số, ví dụ ngày 5 phải ghi là 05.
- Tháng cũng phải ghi đủ 2 chữ số, tương tự ta có tháng 5 phải ghi là 05.
- Năm có thể ghi bằng 2 chữ số hoặc 4 chữ số, ví dụ năm 2025 có thể ghi là 25 hoặc 2025.
- Giữa các thành phần ngày, tháng, năm, có thể sử dụng các dấu phân cách như:
- Dấu (.) ví dụ 05.05.2025
- Dấu (-) ví dụ 05-05-2025
- Dấu (/) ví dụ 05/05/2025
Hoặc có thể không sử dụng dấu, khi đó ngày tháng sẽ bao gồm 6 chữ số, ví dụ 050525.
3. Đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng
Những thông tin sẽ bao gồm:
- Thực phẩm < 3 tháng: Ngày và tháng.
- Thực phẩm > 3 tháng: Tháng và năm.
Những sản phẩm có thời hạn sử dụng > 3 tháng, được cho phép in tháng + năm hết hạn, không bắt buộc phải đầy đủ cả ngày, tháng, năm.
4. Sản phẩm có thời hạn sử dụng nhưng không buộc ghi
Những sản phẩm này, dù không có hạn sử dụng cụ thể, nhưng việc ghi ngày sản xuất giúp người tiêu dùng có thông tin cần thiết về thời điểm sản xuất và có thể theo dõi chất lượng của sản phẩm theo thời gian.
Ví dụ: Sản phẩm “cơm cháy chà bông” được hút chân không, có thời hạn sử dụng 3 tháng kể từ khi mở bao bì.
5. Sản phẩm có thể không bắt buộc ghi thời hạn sử dụng
Một số sản phẩm có thể không bắt buộc ghi thời hạn sử dụng bao gồm:
- Các sản phẩm kim loại, nhựa không tái chế hay các loại hàng hóa tính bền cao.
- Do tính chất tự bảo quản của rượu có nồng độ cồn cao, thời hạn sử dụng của chúng không bắt buộc.
Trong trường hợp không bắt buộc, nhà sản xuất vẫn có thể chọn ghi ngày sản xuất hoặc thời hạn sử dụng để cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng hoặc hỗ trợ trong việc bảo hành sản phẩm.
Những thông tin trên được VITEKO tham khảo và tổng hợp lại giúp các doanh nghiệp biết cách đọc hạn sử dụng thực phẩm và những quy định giúp in date đúng, đẹp và uy tín cho sản phẩm mà mình kinh doanh. Nếu như vẫn còn thắc mắc thêm vấn đề gì liên quan, hãy liên hệ ngay đến VITEKO qua hotline 093 345 5566 để chúng tôi hỗ trợ thêm bạn nhé!